Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chính gây loét dạ dày – tá tràng là vi khuẩn Hp, tổ chức y tế thế giới WHO cũng xác nhận vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu và quan trọng nhất gây Ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm Hp cũng dẫn tới các bệnh lý trên. Có khoảng 10% người nhiễm Hp chuyển thành loét dạ dày tá tràng, 1-3% người có Hp chuyển thành Ung thư dạ dày. Giới khoa học cũng chú ý hơn tới đối tượng người lớn bị bệnh có Hp và thường bỏ qua nguyên nhân đó khi khám bệnh cho trẻ em. Đây là một điều sai lầm bởi thực tế, trẻ em cũng có thể bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, thậm chí còn xuất hiện các biến chứng như loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa. Theo các chuyên gia thì tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em là từ 35-55%. Trẻ có thể bị nhiễm Hp từ trước 1 tuổi (20-35%), tăng nhanh trong giai đoạn 3-10 tuổi (45-50%), đạt tỷ lệ tương tự như người lớn sau 15 tuổi (55-85%). Tỷ lệ này cũng phản ánh đúng tỷ lệ trẻ bị bệnh do nhiễm Hp theo từng lứa tuổi.
Trẻ bị lây nhiễm Hp từ đâu và làm sao để phát hiện?
Ngoài yếu tố gia đình có thể lây nhiễm Hp cho trẻ, các yếu tố khác như vệ sinh nguồn nước, vệ sinh ăn uống, mật độ dân cư nơi sinh sống cũng có ảnh hưởng tới khả năng bị lây nhiễm Hp của trẻ.
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu như thường xuyên đau bụng vùng quanh rốn, quấy khóc mà không phải do nhiễm giun sán (đã tẩy giun định kỳ), trẻ hay buồn nôn, ợ hơi, biếng ăn, xanh xao… Bạn có thể cho bé tới các trung tâm tiêu hóa nhi để bác sỹ kiểm tra. Nếu nghi ngờ có bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp, bác sỹ có thể yêu cầu làm nội soi. Với những trẻ không tiến hành được nội soi thì xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở cũng có kết quả chính xác về tình trạng nhiễm Hp ở trẻ em.
Điều trị nhiễm Hp cho trẻ
Khi phát hiện trẻ bị nhiễm Hp dạ dày, bác sỹ sẽ tiến hành điều trị bệnh theo nguyên tắc giống như nguyên tắc diệt Hp trên người lớn. Phác đồ kháng sinh với 2 thuốc, trong đó thường ưu tiên 1 loại là kháng sinh Amoxicillin vì ít bị kháng thuốc và an toàn với trẻ. Đối với trẻ em, việc lựa chọn kháng sinh điều trị khó khăn vì có ít kháng sinh an toàn, bên cạnh đó trẻ ít có khả năng tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Hậu quả của việc không tuân thủ tốt phác đồ điều trị là Hp không diệt được, bệnh dạ dày vẫn còn và sau đó Hp có thể kháng với các thuốc đã điều trị. Trên thực tế, nhóm trẻ đã phải điều trị với Hp mà không thành công thì cũng có nguy cơ Hp kháng thuốc rất cao. Tất cả những điều trên đòi hỏi phải có một phương pháp bổ trợ hiệu quả cho phác đồ diệt Hp thông thường ở trẻ em.
Đột phá mới giúp tăng gấp đôi hiệu quả điều trị Hp
Các nghiên cứu tại Nhật Bản trên đối tượng bị nhiễm khuẩn Hp cho thấy, OvalgenHP có khả năng gây âm tính Hp sau 3 tháng sử dụng liên tục tới 76% đối tượng sử dụng. Ngoài ra, OvalgenHP cũng giúp giảm các triệu chứng viêm dạ dày, nhất là biểu hiện đau rõ rệt trong quá trình sử dụng. Mặt khác, loại kháng thể này hoàn toàn không gây bất kỳ tác dụng bất lợi nào trên lâm sàng.
Nguồn: "Cẩm nang nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em" - Nhà xuất bản Thanh niên 2016 (Hội Nội khoa Việt Nam và Phân hội tiêu hóa Nhi Việt Nam)