Trong mắt các bậc cha mẹ, việc ăn uống của con lắm lúc là "màn tra tấn". Trẻ lộn xộn, không chịu ăn... khiến không ít phụ huynh chán nản, căng thẳng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trẻ càng bày bừa trên bàn ăn thì càng học được nhiều hơn. Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ và trên thực tế, "phản ứng phá phách" xảy ra khi trẻ ăn thực chất là một dấu hiệu của trí thông minh.

Nếu trẻ có 3 phản ứng này khi ăn nghĩa là não bộ sẽ phát triển nhanh chóng và sau này chỉ số IQ sẽ rất cao.

Trẻ có 3 phản ứng này khi ăn uống cho thấy trong tương lai trí não sẽ phát triển vượt trội, cha mẹ lưu ý- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

1. Ăn chậm và nhai thức ăn nhiều lần

Nhiều đứa trẻ ăn một bữa hơn nửa tiếng, nếu bố mẹ giục ăn thì con sẽ bỏ ăn. Trước hiện tượng này, một số gia đình không biết phải làm sao.

Thực tế, thời gian ăn uống này là hợp lý. Ăn quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, khiến trẻ tăng cân và gây ra những tổn hại nhất định cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy trẻ ăn càng chậm thì càng thông minh, số lần nhai càng nhiều thì lưu lượng máu lên não sẽ càng tăng, điều này tốt hơn cho sự phát triển trí não của trẻ.

Một số trẻ ăn nhanh để có thêm thời gian chơi, điều này cũng phản ánh thói quen bất cẩn trong học tập và dễ mắc lỗi khi giải quyết vấn đề.

2. Thích quan sát mọi thứ và làm bừa bộn

Một khi thức ăn không thể cảm nhận hết bằng mắt thường, nhiều đứa trẻ sẽ đánh giá bằng cách chạm và ngửi rồi tò mò hỏi đủ thứ. Trong quá trình khám phá, nó có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và thúc đẩy sự phát triển trí não.

Trong một thí nghiệm khoa học, 72 đứa trẻ được dạy 14 chất lỏng, mỗi chất lỏng có một tên tạm thời. Ví dụ: "Keefu", "Dax", v.v. Hầu hết trẻ em không thể hiểu mọi thứ chỉ bằng mắt và xác định các đồ vật bằng cách chọc tay vào và trộn chúng lại rồi đặt tên tưởng tượng với nhau.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em nghịch ngợm với thức ăn để lấy thông tin, chúng có vẻ như đang mò mẫm tìm và chơi với thức ăn nhưng thực ra là đang học hỏi. Nếu cha mẹ thường xuyên cho con thực hiện một số "bài tập" ăn uống hàng ngày như ăn bằng tay hoặc thìa nhỏ thì con sẽ học nhanh hơn, phát triển trí thông minh tốt hơn.

3. Trẻ được ăn theo nhu cầu, không tiếp tục ăn khi đã no

Các bậc cha mẹ luôn cho rằng con mình lúc nào cũng ăn quá ít và muốn "ép" con ăn nhiều hơn. Trên thực tế, hành vi này là không phù hợp. Dạ dày của đứa trẻ là của riêng nó và trẻ biết rõ nhất phải ăn đến mức độ nào để thoải mái nhất. Nếu trẻ đói thì phải tự ăn, khi trẻ no, bố mẹ không nên "ép" trẻ ăn thêm.

Theo nghiên cứu của trường đại học Essex, Anh Quốc được thực hiện trên 10.419 trẻ em, những bé được cho ăn theo nhu cầu sẽ có IQ cao hơn các bé ăn theo lịch trình là 5 điểm. Sự khác biệt này cũng xuất hiện trong cuộc thử nghiệm với những trẻ 5 tuổi, 11 và 14 tuổi khi trẻ đi học.

Kết quả này cho thấy, rõ ràng việc để có trẻ được quyền quyết định món ăn và số lượng ăn có vai trò quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất, nhiệm vụ của người lớn là chuẩn bị cho chúng những đồ ăn có đủ dưỡng chất và ngon. Nên khuyến khích trẻ ăn thay vì ép buộc bởi ăn khi có nhu cầu và sở thích bao giờ cũng khiến bữa ăn trở nên thú vị với nhiều lợi ích to lớn.