Khi trẻ tức giận, không vừa ý chuyện gì đó, ngoài việc khóc lóc, ăn vạ, chúng còn thích ném đồ đạc tứ tung. Hành động này rất nguy hiểm cho trẻ lẫn mọi người xung quanh. Hầu hết bố mẹ đều cho rằng, đây là một thói quen xấu của trẻ, cần phải sửa chữa sớm. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc trẻ hay ném đồ đạc có nguyên nhân đằng sau, bố mẹ cần phải hiểu đúng.
Đằng sau việc trẻ hay ném đồ đạc có ý nghĩa gì?
Trẻ từ 0 đến 3 tuổi là lúc chúng đang ở trong việc rèn luyện cơ tay. Việc trẻ thích ném đồ đạc lúc này rất tốt cho việc rèn luyện sức mạnh của cơ tay, phối hợp tốt với mắt. Bố mẹ lúc này có thể chơi trò ném đồ qua lại, để tăng sự tương tác giữa bố mẹ và con cái.
Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý ném đồ vật mềm, không gây hại, đồng thời sau khi trò chơi kết thúc cần dạy trẻ những hậu quả có thể xảy ra nếu ném đồ lung tung.
Trẻ từ 4 đến 6 tuổi đã có thể biểu đạt cảm xúc của bản thân. Vì thế, khi trẻ không hài lòng việc gì đó, chúng sẽ ném đồ đạc để bộc lộ sự tức giận. Điều này phần nào cho thấy trẻ biết cách trút bỏ những cảm xúc tiêu cực bên trong của mình. Nó cũng có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ sau này. Lúc này, bố mẹ đừng vội chỉ trích hay sửa sai, trước tiên cần để trẻ hiểu được cảm xúc của mình và học cách kìm chế. Đó mới là chìa khóa để giải quyết vấn đề.
Bố mẹ nên làm gì để đối phó khi trẻ hay ném đồ đạc?
Bố mẹ có thể làm những điều sau đây để giúp con cái quản lý được cảm xúc của bản thân.
- Quan tâm tới trẻ nhiều hơn
Mọi đứa trẻ đều khao khát được bố mẹ quan tâm và công nhận. Nếu không được bố mẹ quan tâm trong thời gian dài, chúng có thể thu hút sự chú ý của bố mẹ qua các hành vi tiêu cực.
- Kiên quyết thể hiện thái độ trước hành vi xấu
Trước hành vi ném đồ đạc lung tung theo cách xả rác, bố mẹ cần kiên quyết nói với trẻ rằng đây là hành vi không tốt. Trong quá trình này, bố mẹ đừng vội chỉ trích mà hãy giải thích cho trẻ hiểu về việc làm của chúng sai như thế nào.
- Cho trẻ sự lựa chọn
Nhiều đứa trẻ thích ném đồ đạc khi chúng đang tức giận, đó là vì chúng không biết cách thể hiện cảm xúc của mình. Bố mẹ nên nói chuyện với con cái về những điều có thể làm khi tức giận, khi không vui. Bố mẹ có thể đưa ra một số lựa chọn thay thế cho hành vi ném đồ đạc.
- Cùng chơi trò chơi với trẻ
Việc cùng nhau chơi một trò chơi có thể nhanh chóng cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ, hành vi xấu của chúng sẽ dần dần giảm đi.
- Dành nhiều tình cảm cho trẻ
Bố mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái. Nếu bố mẹ là người thường xuyên ném đồ đạc khi tức giận, đừng trách con mình cũng có biểu hiện tương tự. Trẻ con rất dễ bắt chước những việc làm của người lớn.
Vì thế, khi trẻ tức giận hoặc ném đồ đạc, bố mẹ có thể chọn cách không nói gì, ôm trẻ, để chúng biết rằng bố mẹ vẫn yêu thương mình.
- Đồng cảm với cảm xúc của trẻ
Việc bố mẹ sẵn sàng lắng nghe, đồng cảm với những cảm xúc buồn, tức giận của trẻ, chúng sẽ dần dần bình tĩnh trở lại và biết cách tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân.