TP.HCM: Trẻ nhỏ hào hứng theo cha mẹ thả cá chép về trời

thaca8
Từ sáng sớm, người dân Sài Gòn đã đến sông Sài Gòn, kênh Bến Nghé, Nhiêu Lộc, các chùa có hồ nước... thả cá chép để ông Táo chầu trời. Tại chùa Diệu Pháp (Q.Bình Thạnh), buổi sáng đã có nhiều người dân thành phố ra mé sông ven chùa thả cá.

thaca1
Theo quan niệm dân gian, cá chép đỏ là "phương tiện đi lại chính" của ông Táo trong ngày 23 tháng chạp. Hầu hết, mọi người đều thả ít nhất 3 con cá chép tượng trưng cho 3 ông bà Táo quân.

thaca5
Để bày tỏ lòng thành tâm, trong ngày này nhiều người dân còn mua cả hàng chục ký cá giống cũng như cá trê, rô phi các loại để thả.

thaca
Và để đảm bảo khả năng sống của cá cao hơn, họ thuê tận thuyền chở ra giữa sông Sài Gòn thả, với giá thuê 40 ngàn/lần.

thaca10
Cá chép đỏ được thả nhẹ nhàng xuống sông.

thaca9
Bên cạnh đó, có người lại thả khá mạnh bạo, hất từ trên cao xuống nước.

thaca14
Hoặc đổ cả tàn hương xuống sông. Dù vậy, không nhiều người vứt bỏ bịch nilon lại mà đều gói gọn, bỏ vào thùng rác. 

thaca12
Trong ngày đưa ông Táo về trời, nhiều phụ huynh đã mang theo con nhỏ đi thả cá cùng.

thaca13
Mục đích nhằm giúp các bé được hiểu biết thêm về các lễ nghi truyền thống của dân tộc.

thaca15
Anh Tài (quận Bình Thạnh) cùng hai con làm lễ trước khi tiễn ông Táo.

thaca7
Cả gia đình cùng đi thuyền ra giữa dòng nước thả cá.

thaca4
Người cha ân cần chỉ cô con gái cách thả cá nhẹ nhàng để "phương tiện" của ông bà táo không bị chết.

thaca6
Được tự tay thả cá, các bé đều tỏ ra thích thú, đòi nán lại để xem người khác thả. Ai cũng mong các vị Táo quân tấu mọi điều tốt lành về gia đình nhân dịp năm mới.

Hà Nội: "Táo nilon" cùng thông điệp "thả cá đừng thả túi nilon"

Sáng sớm ngày Táo Quân về trời (23/12 Âm lịch), hàng triệu người dân Hà Nội đã làm lễ tiễn ông Công ông Táo. Sau khi làm lễ ở tư gia xong, các gia đình mang hương, tro và cá chép đỏ đến các hồ ao để thả. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, không xả rác, tro, túi nilon một sư thầy đang trụ trì chùa Phúc Sơn được người dân mệnh danh là Táo nilon chuyên gom nilon, hướng dẫn người dân thả cá.

Trao đổi với chúng tôi, sư thầy Thịnh Giác cho biết: "6 năm nay tôi cùng một số phật tử có mặt tại bến nước ở đường Thanh Niên để treo bảng "thả cá không thả túi nilon", đồng thời hướng dẫn bà con nhân dân thả cá cũng như trực tiếp gom túi nilon để làm sạch môi trường Hồ Tây".

Tại cầu Long Biên, nhóm tình nguyện "Cá chép" cũng đã huy động hơn 30 thành viên đứng dọc cầu trưng biển "thả cá đừng thả túi nilon". Trao đổi về điều này, trưởng nhóm tên Vy cho biết: "Đây là hoạt động của nhóm chúng em từ nhiều năm nay nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm do thả rác, túi nilon cũng như nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường nhân dịp này".

Theo đó, khi có người thả cá hay vàng mã, tro thì các thành viên sẽ hỗ trợ người dân thả dây xuống tận mép nước để thả cá, đối với các đồ như tro, vàng mã nhóm sẽ gom lại và đưa về nơi tập kết.

thả cá chép
Sư thầy cùng các phật tử có mặt từ sáng sớm tại Hồ Tây để gom rác, túi nilon.

thả cá chép
Chị Bích là phật tử cũng theo thầy đi vận động người dân.

thả cá chép
Một người dân có ý định thả rác xuống hồ Táo nilon đã kịp thời ngăn lại.

thả cá chép
Và nhanh chóng cầu phật để không xả rác xuống hồ.

thả cá chép
Táo nilon lặng lẽ gom rác lại một khu vực nhất định.

thả cá
Đồng thời hướng dẫn người dân thả cá sao cho cá khỏe mạnh khi xuống hồ.

thả cá
Năm nay nhiều người dân không còn mang túi nilon đi thả mà thay vào đó là mang chậu.

thả cá
Sư thầy cũng như người dân hi vọng những chú cá chép này sẽ hóa rồng về trời.

thả cá
Tại cầu Long Biên hàng chục bạn trẻ đứng trên cầu đã giơ cao tấm bảng "thả cá đừng thả túi nilon" của nhóm Cá Chép.

thả cá
Hễ thấy người dân đến các tình nguyện viên sẽ tiếp cận ngay.

thả cá
Hoặc hướng dẫn tận tình người dân.

thả cá
Rác và đồ thờ cúng các tình nguyện viên sẽ gom lại.

thả cá
Tình nguyện viên hỗ trợ người dân thả cá đúng cách xuống sông Hồng.

thả cá
Cá và rác sẽ được đưa xuống dưới tập kết và đưa vào bãi rác quy định chứ không thả xuống sông.