Vì sao trẻ thường thích nằm sấp khi ngủ?

Thực tế hiện tượng nằm sấp có thể đã bắt đầu từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Thông thường trong thời gian mang thai, em bé sẽ có xu hướng nằm co tròn trong bụng mẹ, thậm chí bé còn thích áp sát vào cơ thể của mẹ để luôn có cảm giác an toàn. Đây là hiện tượng tự nhiên bình thường, chỉ cần thai nhi không nằm sai vị trí và có biểu hiện bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ bị đầy hơi

Theo đông y, trẻ thích nằm sấp khi ngủ có khi còn là tín hiệu về vấn đề sức khỏe. Lúc này, mẹ cần chú ý quan sát để phán đoán tình hình, kịp thời điều trị cho trẻ. Trong đó, một vấn đề thường gặp chính là thức ăn không được tiêu hóa tốt, bị ứ đọng lâu ngày trong dạ dày, đường ruột gây ra hiện tượng đầy hơi.

Khi bụng bị chướng khí, căng đầy thì trẻ sẽ có xu hướng nằm sấp để giảm bớt cảm giác khó chịu. Ở giai đoạn còn nhẹ thì các vấn đề ăn uống, tiểu tiện của trẻ có thể không biểu hiện rõ rệt nên mẹ dễ bỏ qua. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng phân có mùi hôi chua, kén ăn, ngủ hay trở mình, lưỡi dày...

Trẻ lúc nào cũng thích nằm sấp thì các mẹ rất nên lưu ý bởi những lý do quan trọng sau - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nếu không được giải quyết vấn đề ứ đọng trong đường tiêu hóa sớm thì dần dần trẻ dễ bị phát sốt, táo bón, ho kéo dài và đương nhiên, tình trạng thích nằm sấp cũng thường xuyên hơn vì trẻ khó chịu ở bụng.

Khuyến cáo: Khi bạn phát hiện con nhà mình cứ hay nằm sấp thì nên tiến hành điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ. Cố gắng lựa chọn thức ăn thanh đạm một chút để hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là buổi tối nên cho trẻ ăn ít lại.

Nếu trẻ đang còn bú mẹ thì chuyện ăn uống của mẹ cũng phải đảm bảo hợp lý. Nếu trẻ bú sữa ngoài thì mẹ có thể pha loãng và giảm lượng sữa lại để cải thiện tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày, đường ruột của trẻ.

Ngoài ra, vài động tác massage bụng hay vuốt cột sống cho trẻ cũng có hiệu quả thanh lọc cơ thể, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Các bộ phận trong cơ thể trẻ bị lạnh

Trẻ lúc nào cũng thích nằm sấp thì các mẹ rất nên lưu ý bởi những lý do quan trọng sau - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Khi trẻ có hiện tượng này cũng dễ biểu hiện ở vấn đề thích nằm sấp khi ngủ. Đây được xem như một động tác tự bảo vệ và hỗ trợ cơ thể của trẻ, và cũng là một tín hiệu cảnh báo để mẹ sớm xử lý, đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Điều này có thể do nguyên nhân bẩm sinh của thể chất, nhưng cũng có thể do ăn uống không khoa học gây ra. Lúc này, trẻ sẽ tự có xu hướng tìm kiếm sự ấm áp để cảm thấy dễ chịu hơn, điển hình là hành động nằm sấp để ấm bụng.

Nếu xác định lý do chính xác do tỳ vị hư hàn thì mẹ nên giảm thức ăn lạnh lại, tăng cường thực phẩm có tính ấm và dễ tiêu hóa để cải thiện tình hình.

Rốt cục trẻ nằm sấp có lợi hay hại?

Ngoài những nguyên nhân do vấn đề sức khỏe nói trên thì thực tế, hiện tượng trẻ nằm sấp có khi chỉ là do thói quen mà thôi. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý quan sát và tạo điều kiện nằm ngủ an toàn cho trẻ, tránh sự cố trẻ bị ngạt do nằm sấp.

Thúc đẩy phát triển các cơ

Tư thế nằm sấp ở một mức độ nhất định cũng có tác dụng rèn luyện cho các cơ ở tứ chi đầu, cổ và lưng của trẻ. Từ đó thúc đẩy quá trình học cách kiểm soát hoạt động ở trẻ phát triển nhanh và tốt hơn.

Tốt cho dạ dày, đường ruột

Trẻ lúc nào cũng thích nằm sấp thì các mẹ rất nên lưu ý bởi những lý do quan trọng sau - Ảnh 3.

Khi nằm sấp, "cửa ngõ" của dạ dày được nhấc cao hơn nên hạn chế hiện tượng ọc sữa ở trẻ. Ngoài ra, bụng áp sát vào giường ngủ có thể giảm bớt những cảm giác đau thắt hay khó chịu do chướng khí gây ra.

Mẹ cần chú ý gì khi để trẻ nằm sấp?

Trước khi trẻ có khả năng tự trở mình (thông thường là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi) thì nếu trẻ nằm sấp phải có người lớn bên cạnh trông coi, đề phòng mặt và mũi của bé quá áp sát vào giường, nệm hay chăn mà gây ngạt thở.

Nếu bạn muốn cho trẻ thay đổi luân phiên giữa các tư thế thì ban ngày có thể cho trẻ ngủ nằm sấp một giấc ngắn là đủ. Những lúc khác thì cố gắng điều chỉnh để trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.

Ngoài ra, giường ngủ của trẻ nên có độ mềm vừa phải, không nên đắp chăn hay khăn quá dày ở nửa thân dưới của trẻ. Mẹ cũng nên hạn chế mặc quần áo có nút cho trẻ nhỏ để tránh bị "cấn" khi nằm.

Chú ý nếu trẻ bẩm sinh đã có vấn đề về tim, hen suyễn, đa viêm, ho v.v… thì tốt nhất mẹ nên cho trẻ nằm ngửa để tránh làm bệnh tình nặng thêm, và cũng đề phòng sự cố đáng tiếc xảy ra khi trẻ nằm sấp.

Nguồn: Erbohui