Trẻ sinh thiếu cân dễ mắc bệnh về huyết áp
Những nhà nghiên cứu ở Trung tâm y tế Southwestern UT đã tuyên bố: Trẻ sinh thiếu cân ở độ tuổi dưới 3 cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Huyết áp cần được theo dõi thường xuyên đối với trẻ có cân nặng thấp khi mới sinh vì những chỉ số được thông báo thực sự không đủ độ tin cậy đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ sơ sinh có cân nặng thấp rất có thể sẽ bị bệnh tăng huyết áp trong cuộc sống sau này.
“Đo lường và xác nhận huyết áp trong nhóm trẻ này vẫn chưa được xác nhận”, tiến sỹ Charles Rosenfeld, giáo sư nhi khoa của trung tâm Southwestern UT, một trong những nhà nghiên cứu cho biết. “Điều này thực sự là không may vì bệnh tăng huyết áp càng sớm được phát hiện, thì việc áp dụng các biện pháp y tế và các thay đổi lối sống càng có tác dụng nhiều hơn trong việc hạn chế sự phát triển của bệnh”.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã ước tính khoảng 25% người trưởng thành trên thế giới có huyết áp cao hơn bình thường, điều này có liên quan đến 49% ca bệnh thiếu máu tim cục bộ và 62% các ca đột quỵ. Chính vì vậy, việc theo dõi huyết áp của trẻ thường xuyên là khá quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến một số yếu tố tác động đến kết quả đo huyết áp của trẻ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cũng như đối với người trưởng thành, huyết áp trẻ bị ảnh hưởng bởi tình trạng cảm xúc: trẻ sơ sinh ở trạng thái bình thường có ít nhất một lần đo huyết áp với mức thấp hơn những đứa trẻ ở trạng thái quấy nhiễu hay đang khóc, hoặc cả hai. “Đây là một yếu tố quan trọng để xem xét nếu bạn muốn đo được chính xác huyết áp của trẻ trong nhóm này”. Tiến sỹ Rosenfeld nói. “Đó là những yếu tố mà các chuyên gia cần cân nhắc đến khi muốn xác định chính xác kết quả xét nghiệm huyết áp của trẻ”.
Một phát hiện ban đầu khác trong nhóm này rằng, khi so sánh với trẻ với cùng biểu hiện tâm lý như nhau, thì những trẻ có cân nặng thấp do sinh sớm có huyết áp cao hơn so với trẻ sơ sinh sinh đúng thời gian mang thai.
Trong nhóm thứ hai, 120 trẻ có cân nặng rất thấp đã được khảo sát. Một lần nữa, huyết áp cũng được đo hai lần, nhưng mỗi lần cách nhau 5 phút với cùng một người đo huyết áp. Như trong nhóm đầu tiên, trẻ sơ sinh ở trạng thái tâm lý không bình thường có huyết áp cao hơn so với trẻ khác.
Những nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, mặc dù những thiết bị tự động hiện nay được sử dụng một cách phổ biến để đo huyết áp cho những bệnh nhân nhi ngoại trú, nhưng các thiết bị này không thể so sánh với tiêu chuẩn của đo huyết áp bằng tay và chúng thường có xu hướng cường điệu hoá huyết áp của người được đo. Trẻ em có thể trở nên cáu kỉnh khi chúng bị đo huyết áp bằng các thiết bị đó, điều này có thể làm sai lệch kết quả.
“Mặc dù chúng tôi biết sự lo lắng làm tăng cao huyết áp, nhưng phạm vi tăng lên là bao nhiêu đối với trẻ em vẫn là điều chưa rõ ràng.” Tiến sỹ Heyne nói. “Nếu những người chăm sóc sức khoẻ đưa ra những kết quả đo lường không bình thường, họ nên xác nhận kết quả đó bằng việc sử dụng các thiết bị đo huyết áp bằng tay”.