Vừa qua, trên trang Facebook của một nhóm những người theo Chủ Nghĩa Vô Thần tại Ấn Độ vừa cho đăng tải một đoạn clip với độ dài chưa đầy 3 phút nhưng với đầy những cảnh thót tim diễn ra giữa một người đàn ông và một em bé sơ sinh. Theo đó, người đàn ông này liên tục quăng ném đứa bé nhiều lần trong những tình thế vô cùng nguy hiểm.
Mặc dù hình ảnh không rõ nét nhưng người xem vẫn có thể thấy được cảnh một đứa bé trần trụi được người đàn ông này ném, quăng, xốc như một con búp bê vải trong sự chứng kiến hò hét, vỗ tay của nhiều người xung quanh. Họ cho rằng việc làm này là nhằm để kiểm tra "sức chịu đựng" cũng như độ khoẻ mạnh của đứa bé.
Hình ảnh bé sơ sinh bị tung hứng như xiếc khiến nhiều người rùng mình.
Clip ghi lại sự việc kinh hoàng.
Trước đây vào năm 2014, các video có nội dung tương tự thế này được đăng tải khá nhiều trên Youtube gây ra nhiều luồng tranh cãi dữ dội. Tuy nhiên, sau một thời gian dài im ắng, những phong tục kì lạ này một lần nữa làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của cộng đồng mạng khi đoạn clip này được đăng tải.
Một loạt những ý kiến phản đối, cho rằng: "Ôi, đây không thể gọi là một phong tục tôn giáo. Đây là một kiểu mê tín hay một thứ gì kinh khủng hơn thế. Điều này như đưa con người về thời đồ đá. Thật không thề chấp nhận được". Một nickname Vikram Rana chia sẻ: "Người đàn ông này thực sự là một kẻ côn đồ".
Bên cạnh đó, vẫn có thiểu số những ý kiến ủng hộ, họ cho rằng đây đơn thuần chỉ là một con búp bê. Ankit Kapil viết: "Mọi người hãy nhìn kỹ, tôi cho rằng đây không phải là một đứa bé thật vì không thể nào một đứa bé mà không phản ứng quấy khóc gì trong lúc người đàn ông thực hiện nghi lễ".
Một trong những tục lệ khác của người Ấn Độ dành cho trẻ sơ sinh còn kinh khủng hơn nữa là ném đứa bé lên trời từ ngôi đền cao 30ft (gần 10m) và bên dưới có những người với nhiệm vụ là hứng đứa trẻ. Tuy nhiên, vào năm 2012, một tai nạn đã xảy ra khi người thầy tu sẩy tay làm rơi đứa trẻ, trước sự chứng kiến hò reo cổ vũ của nhiều người. Những tục lệ này đã xuất hiện từ rất lâu, thậm chí người địa phương cũng không biết tên gọi chính xác của nghi lễ tâm linh này nhưng họ vẫn một mực duy trì và kiên quyết bảo vệ mặc cho sự phản đối của mọi người dân trên thế giới.
Nguồn: Daily Mail