Trẻ con luôn biết cách tạo ra những khoảnh khắc khiến những người làm mẹ cảm động. Chẳng hạn như khi trẻ đang ăn, trẻ đột nhiên dừng lại và nhìn mẹ chăm chú. Khoảnh khắc ấy vô cùng đáng yêu và chắc hẳn khiến nhiều mẹ thích thú.

Chị San: Con trai của tôi khoảng 3 tháng tuổi, bé có sở thích ngắm nhìn mẹ chăm chú. Mỗi lần tôi đi ngang qua, con đều ngước nhìn tôi và nhoẻn miệng cười. Mỗi khi tôi rời đi, ánh mắt của con luôn dõi theo tôi, khoảnh khắc ấy vô cùng đáng yêu. Chồng của tôi còn trêu rằng, con trai nhất định là người tình kiếp trước của tôi. Chồng tôi cảm thấy ganh tỵ, bởi con rất hiếm khi nhìn bố.

Chị Nhất: Bé nhà tôi cũng có sở thích nhìn theo mẹ. Khi bé đang bú sữa, bỗng nhiên bé dừng lại và nhìn tôi chăm chú. Tôi đã xoa đầu bé và bảo rằng, cục cưng của mẹ nên chuyên tâm bú sữa. Thế là bé cười tít mắt rồi tiếp tục bú sữa, nhìn bé khi ấy rất đáng yêu.

Các mẹ có bao giờ thắc mắc: Trẻ đang nghĩ điều gì khi ngắm nhìn mẹ chăm chú? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Chị Hồ: Tôi có thể tự tin nói rằng, bé nhà tôi rất yêu mẹ. Chồng tôi chưa bao giờ nhìn tôi bằng ánh mắt chăm chú như thế. Bé thường nhìn mẹ say sưa, còn nhoẻn miệng cười, thật là ấm lòng.

Chị Phi: Con gái của tôi rất thông minh. Khi bé tỏ ra muốn chơi một món đồ chơi nào đấy, bé sẽ nhìn tôi. Nếu tôi gật đầu đồng ý, bé sẽ cầm món đồ chơi ấy, chơi thật vui vẻ. Nếu như tôi lắc đầu, bé sẽ không tiếp tục chơi nữa.

Khi trẻ ngắm nhìn mẹ, trẻ đang nghĩ điều gì?

1. Trẻ đang bày tỏ tình yêu thương với mẹ

Đối với trẻ, mẹ là người quan trọng nhất. Bởi mẹ là người dành nhiều thời gian chăm sóc trẻ, cho trẻ bú, thay bỉm, dỗ trẻ ngủ... Trẻ càng lớn sẽ càng có khả năng nhận biết. Trước tiên, trẻ sẽ nhận biết mẹ và thích mẹ nhất. Trẻ ngắm nhìn mẹ như là cách bày tỏ tình yêu thương với mẹ và cũng mong muốn mẹ thể hiện tình yêu với trẻ theo cách đó.

Nếu trẻ nhìn mẹ say sưa, có thể là trẻ đang muốn nhắn nhủ: "Con yêu mẹ". Đó chính là hành động đơn giản nhưng vô cùng ấm áp mà trẻ dành tặng mẹ. Khi ánh mắt của trẻ luôn nhìn theo mẹ, mẹ cũng nên thể hiện tình cảm bằng cách vỗ về trẻ.

2. Trẻ đang giữ "kho lương thực"

Đa số những người làm mẹ đều đảm nhiệm công việc cho trẻ ăn. Mỗi khi trẻ đói, mẹ sẽ cho trẻ bú sữa. Theo thời gian, trẻ sẽ nhận biết mẹ là người nuôi nấng trẻ và trẻ sẽ bịn rịn, lưu luyến mẹ. Khi mẹ cho trẻ bú sữa, trẻ sẽ nhìn mẹ chăm chú bởi trẻ sợ mẹ rời bỏ trẻ, không cho trẻ bú sữa nữa. Hành động đáng yêu của trẻ có thể ví von là đang giữ "kho lương thực" và sợ người khác cướp mất.

3. Trẻ hỏi xin sự cho phép của mẹ

Khi trẻ được 5 tháng tuổi, trẻ đã học được cách phân biệt cảm xúc dựa trên nét mặt của mẹ. Trẻ sẽ căn cứ vào cách phán đoán cảm xúc của mẹ, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tiếp tục hành vi đang làm hay không.

Chẳng hạn như khi trẻ muốn chơi một món đồ chơi, trẻ sẽ quay sang nhìn mẹ. Nếu mẹ mỉm cười và khuyến khích trẻ, trẻ sẽ cầm món đồ chơi lên và chơi thật vui vẻ. Nếu mẹ có biểu hiện tức giận hoặc căng thẳng, trẻ sẽ ném món đồ chơi và không tiếp tục chơi nữa.

4. Trẻ đang ngẩn người

Ngoài việc bày tỏ tình yêu thương, đôi khi trẻ ngắm nhìn mẹ cũng có thể vì trẻ đang ngẩn tò te. Đôi lúc trẻ sẽ ngẩn người, ngay cả khi ánh mắt đang nhìn mẹ chăm chú, nhưng khi đó tâm trí của trẻ không hướng về mẹ.  

Khi trẻ ngắm nhìn mẹ, mẹ cần quan sát bằng cách nhìn sâu vào ánh mắt của trẻ. Nếu ánh mắt của trẻ trở nên mơ hồ, trống rỗng, nghĩa là khi đó trẻ đang ngẩn người. Mẹ không nên quấy rầy trẻ mà hãy để trẻ đắm chìm trong thế giới của riêng trẻ.

Trẻ nhỏ chưa biết nói, chưa biết cách diễn đạt bằng ngôn ngữ cơ thể. Ánh mắt chính là nơi trẻ bày tỏ mọi cảm xúc về mẹ và thế giới xung quanh. Mẹ nên lưu ý đến mọi sự thay đổi trong ánh mắt của trẻ, đồng thời mẹ cũng nên đáp lại tình cảm của trẻ đúng lúc. Thông qua việc tiếp xúc bằng ánh mắt, mẹ sẽ càng hiểu trẻ, khoảng cách giữa mẹ và trẻ cũng sẽ ngày càng xích lại gần nhau hơn.

Nguồn: Baby