Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ, đăng tải trên tạp chí Personality & Psychology, chỉ rõ.  


Những người dịch chuyển nhiều lúc nhỏ thường ít hài lòng với cuộc sống và trạng thái tâm lý cũng kém hơn, không kể tuổi tác, giới tính hay trình độ học vấn. Những người này cũng nói  rằng chất lượng các mối quan hệ xã hội cũng hạn chế hơn những người ít dịch chuyển khi nhỏ.

7.000 người Mỹ đã tham gia nghiên cứu kéo dài tới 10 năm (1994-2004). Các nhà khoa học phỏng vấn họ về lối sống, tính cách và số lần họ đã chuyển tới hàng xóm mới hay thành phố mới lúc nhỏ.

Tính cách đóng vai trò rất quan trọng trong sự dịch chuyển này. Nghiên cứu trước đó cho thấy sự phủ nhận cao và ít nhạy cảm liên quan trực tiếp với những cảm nhận về hạnh phúc.

Còn trong nghiên cứu mới nhất này, các nhà khoa học chỉ ra rằng những tình nguyện viên hướng nội phải dịch chuyển thường xuyên khi nhỏ cho biết họ ít hài lòng với cuộc sống và ít cảm thấy hạnh phúc hơn so với những người hướng nội nhưng ít thay đổi môi trường sống. Những người hướng nội di chuyển nhiều khi còn nhỏ cũng có nguy cơ tử vong (dù rất nhỏ) vào giữa giai đoạn khảo sát.

“Khi trẻ thường xuyên thay đổi môi trường sống, chúng sẽ buộc phải bỏ lại bạn bè phía sau và gượng ép với những mối quan hệ mới mà không phải luôn luôn dễ dàng”, các nhà nghiên cứu lưu ý. Những trẻ hướng nội khó hòa nhập vào một môi trường mới hơn và thường có xu hướng khép kín so với những trẻ hướng ngoại.

Hạn chế của nghiên cứu này là một số người lớn hoàn toàn không nhớ họ đã chuyển nhà bao nhiêu lần khi nhỏ và những kết quả này lấy từ những dữ liệu mang tính chủ quan cá nhân. Một số tình nguyện viên khác không nhớ họ đã lập quan hệ với hàng xóm mới như thế nào hay tuổi nào được tính là “thơ ấu”.

Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi những phát hiện này giúp các bậc cha mẹ quyết định xem có nên chuyển nhà hay không.

 Theo Dân trí/CNN