Một bộ phim truyền hình Nhật Bản kể về câu chuyện của hai gia đình bị trao nhầm con. Một là gia đình giàu có với người cha thành đạt; gia đình kia nghèo khổ, có ba con. Khi lên sáu tuổi, vào trường tiểu học, đứa trẻ con nhà giàu phải xét nghiệm máu để hoàn tất thủ tục nhập học, lúc này họ mới phát hiện cha mẹ - con cái không trùng khớp nhóm máu. Hóa ra, một y tá trong bệnh viện đã tráo con để trả thù. Hai gia đình sau đó gặp nhau và tìm thấy con ruột của mình. 

Cuộc gặp gỡ này cũng cho thấy, những đứa trẻ nhà nghèo tự tin, lạc quan, cởi mở và chủ động hơn đứa trẻ nhà khá giả.

Người cha trong gia đình giàu có tuy rất thành đạt và xuất chúng nhưng luôn nghiêm khắc với con, bận rộn đến mức không có thời gian ở bên con cái. Có lần anh nói sẽ đi chơi cùng con, vợ anh bảo: Anh nói câu này sáu năm rồi. Đứa trẻ mà anh nuôi dạy vì thế cũng xa cách, kín đáo và cô đơn.

Hai bên hoán đổi, con trai anh đi theo bố mẹ khác, lúc đầu sống thu mình, ít giao du, về sau dần dần bị tác động và hòa nhập nhanh bởi sự ấm áp của gia đình mới. Ở đó có một người cha trông "thô kệch" nhưng luôn khiến bọn trẻ vui vẻ, có thể bên con và giúp con tự chịu trách nhiệm. Cuối cùng, người cha giàu có nhận ra: Thực ra, con cái không cần phải giống anh, không cần phải quá ngoan như vậy. Trẻ em cũng có thể được phép làm những việc mà người lớn cho rằng chúng không thể làm. 

Trẻ thiếu tự tin bắt nguồn từ gia đình: Ghi nhớ 9 câu sau, con lớn lên đầy mạnh mẽ - Ảnh 1.

Sự tự tin của trẻ không chỉ liên quan đến hoàn cảnh gia đình mà quan trọng hơn, do cách nuôi dạy của cha mẹ. Dường như cha mẹ nào cũng biết cách chê con, nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách khen con và giúp con xây dựng sự tự tin.

Nhiều bậc cha mẹ luôn nói: Con ở nhà thì ổn, nhưng không hiểu sao ra ngoài không tự tin. Không dám chào hỏi, rụt rè, nhút nhát, chỉ biết đồng ý với người khác, không có chính kiến của riêng mình... Sự thiếu tự tin của một đứa trẻ, ngoại trừ những khiếm khuyết về thể chất không thể thay đổi, phần lớn cũng có liên quan đến gia đình.

1. Nguyên nhân sinh lý

Trong các yếu tố sinh lý, ngoại trừ khiếm khuyết cơ thể, còn có một số nguyên nhân như trẻ bị rối loạn tiền đình, rối loạn cảm nhận bản thể... hay có những khiếm khuyết tự nhiên ít rõ ràng hơn mà nhiều trẻ mắc phải. Ví dụ: Trí nhớ kém, khả năng phối hợp kém, khả năng thực hành kém, nhận thức kém, cảm nhận màu sắc kém, cảm giác phương hướng kém,... nên thường bị các bạn cùng lớp trêu chọc và ngày càng kém tự tin.

Nếu đó là một vấn đề nghiêm trọng về thể chất, bạn phải đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị. Cha mẹ hoàn toàn có thể can thiệp và bù đắp những thiếu sót về năng lực tự nhiên của trẻ.

Nhưng có phải những người khiếm khuyết về thể chất không thể tự tin, thành công hay sống có giá trị? Dĩ nhiên là không.

Helen Keller là một nữ nhà văn và nhà giáo dục khuyết tật mù và điếc người Mỹ, vì cơn sốt cao cấp tính do xung huyết não khi hơn một tuổi, cô đã rơi vào tình trạng hôn mê trong nhiều ngày, khi tỉnh dậy, cô trở thành một người điếc và mù. Bằng sự kiên trì ngoan cường, cô đã vượt qua nỗi đau tinh thần to lớn do khiếm khuyết cơ thể gây ra, cuối cùng trở thành một nhà văn và nhà giáo dục vĩ đại.

Stephen Hawking, người mắc chứng xơ cứng teo cơ bên, đã được các bác sĩ kết luận vào năm 1984 rằng chỉ có thể sống trong 2 năm. Ông phải ngồi trên xe lăn, mười ngón cử động được 2, nói năng rất khó khăn, đến năm 1985 lại bị sưng phổi, từ đó không nói được. Nhưng ông đã trở thành một nhà vật lý thiên văn vĩ đại. Ông mất vào năm 2018.

2. Lý do gia đình

Lý do tại sao những người bình thường có sức khỏe tốt không tự tin phần lớn là do cha mẹ tạo nên.

1. Tính cách di truyền, môi trường ảnh hưởng

Sự rụt rè, cáu kỉnh và nóng nảy của cha mẹ đều được truyền sang trẻ. Chẳng hạn những người cha say rượu đánh đập và la mắng con cái, những người mẹ bỏ mặc con cái. Công việc không như ý, vấn đề tài chính và áp lực, người lớn có thể dễ dàng chuyển sự tức giận sang trẻ, lâu dần trẻ sẽ hình thành lòng tự trọng thấp và trầm cảm.

2. Phê bình con quá mức, đánh mắng con

Những vấn đề nhỏ nhặt của con trẻ cũng dễ dàng bị cha mẹ làm quá và phê bình nặng lời. Trong một môi trường như vậy, ý thức tồn tại của trẻ sẽ ngày càng thấp hơn. Khả năng của trẻ em có hạn, chúng không ngừng học hỏi và tiến bộ, đôi khi không thể làm được cũng là điều bình thường. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu cha mẹ luôn mắng con mình là ngu ngốc và bỏ qua lời khen ngợi. Không phải ai cũng là thiên tài vạn năng khi còn nhỏ.

3. Quá khiêm tốn và đánh giá thấp khả năng của trẻ

Nhiều cha mẹ khi đứa trẻ đạt được một thành tích nhỏ sẽ lập tức nói: Đừng tự kiêu, tự kiêu khiến người ta thụt lùi. Họ cho rằng như vậy là dạy trẻ khiêm tốn. Tuy nhiên, trẻ không dám tự hào, thiếu tự tin nên có thể bỏ lỡ những cơ hội tốt.

4. Bao bọc quá mức, chưa bao giờ trải qua cảm giác thất bại

5. Mong đợi quá nhiều. Mục tiêu đặt ra quá cao. 

Khi trẻ chưa đến độ tuổi tiếp thu kiến thức và kỹ năng nhưng nhiều cha mẹ nôn nóng vẫn ép con học sớm. Ví dụ, học viết lúc 3 tuổi: Cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, cơ tay chưa đủ khỏe, ngón tay chưa linh hoạt nên hoàn toàn không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Điều này không đúng với quy luật phát triển tâm lý của trẻ và dẫn tới phản tác dụng, trẻ thường xuyên thụt lùi và hình thành thói quen dễ bỏ cuộc. Từ đó dần mất đi sự tự tin.

Ghi nhớ 9 câu này để trẻ luôn tràn đầy tự tin

Để nuôi dưỡng một đứa trẻ tự tin, cần phải cho trẻ biết giá trị tồn tại của mình, hiểu rằng với tư cách là một cá nhân độc lập, trẻ có khả năng cải thiện và thay đổi bản thân, từ đó nâng cao sự tự tin và khao khát của trẻ. 

Vậy nói chuyện với trẻ như thế nào để nuôi dưỡng sự tự tin? Hãy nhớ 9 câu này để truyền cảm hứng cho động lực bên trong của trẻ em:

1. Con đã làm thế nào vậy? Con làm được một việc khó khăn, thật tuyệt vời! Giọng điệu "phóng đại" khiến đứa trẻ cảm thấy mình có giá trị.

2. Bài kiểm tra tăng thêm 2 điểm? Tuyệt vời, sự nỗ lực của con suốt thời gian qua cuối cùng đã được đền đáp: Tập trung vào sự cố gắng nghiêm túc của trẻ, thay vì chỉ để ý đến kết quả. 

3. Không sao, không sao cả, con đã làm rất tốt. Bố/mẹ còn tệ hơn khi bằng tuổi con: Khi trẻ không làm được việc gì hoặc làm sai điều gì đó, hãy động viên để làm dịu đi lỗi lầm và tránh ảnh hưởng đến lòng tự tin của trẻ.

4. Chà, con đã làm rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu con có thể... Khi cảm thấy trẻ cần cải thiện điều gì đó, hãy kìm nén mong muốn đó lại và khen ngợi động viên trẻ trước.  

5. Hơi khó phải không nào, thử bắt đầu từ cái đơn giản xem sao: Giúp trẻ giảm yếu tố khó khăn. Bạn càng làm điều đó, trẻ càng trở nên tự tin và có động lực hơn.

6. Đừng nản chí, con quên rồi sao? Con đã hoàn thành mọi thứ rất tuyệt vời trong thời gian qua: Tạo động lực cho con bằng những điều mà bé đã thành công trong quá khứ. Hãy để con nhớ lại những thành tích cũ và xây dựng lại sự tự tin của mình.

7. Con sẽ ổn thôi. Mẹ tin con: Để trẻ tin vào chính mình, trước hết cha mẹ phải tin vào con cái. 

8. Đây là lỗi của mẹ, trách nhiệm của mẹ, lần sau mẹ sẽ ghi nhớ: Khi có chuyện gì xảy ra, điều quan trọng là phải tự soi xét lại bản thân mình trước tiên hơn là đổ lỗi cho nhau. Hãy tự chịu trách nhiệm trước, trẻ sẽ bắt chước lời nói và việc làm của bạn.

9. Con yêu, hãy nhớ rằng bố mẹ sẽ luôn yêu con: Nói với con bạn rằng bạn yêu con rất nhiều, cho dù con làm tốt hay không.