Elena Haskins sống tại Brooklyn đang phải trả 11.000 đô la (tương đương 256 triệu đồng) tiền vay khi còn là sinh viên. Và cô phải thanh toán tối thiểu 130 đô la (3 triệu đồng) mỗi tháng cho khoản tiền này. Nhưng rất may là nhà thiết kế đồ họa 23 tuổi này đang dần trả nợ thành công nhờ mức lương 50.000 đô la (gần 1,2 tỷ đồng/năm). Tính ra, cô nàng có thu nhập khoảng 97 triệu/tháng.

"Dù ở New York mọi thứ rất đắt đỏ nhưng tôi đang sống khá thoải mái. Ngoài việc trả nợ ngân hàng ra thậm chí tôi còn tiết kiệm được khoảng 900 đô la mỗi tháng (tương đương 21 triệu đồng). Chỉ cần bạn biết sử dụng tiền của mình như thế nào là hợp lý và nhận ra điều ưu tiên khi chi tiêu của mình là gì thì hoàn toàn có thể làm được", Elena Haskins chia sẻ.

Thu nhập: 97 triệu đồng/tháng.

Trả nợ ít nhất: 130 đô la (3 triệu đồng/tháng).

Tiết kiệm: 900 đô la mỗi tháng (tương đương 21 triệu đồng/tháng). Số tiền tiết kiệm gửi trong 2 thẻ ngân hàng:

- Thẻ 1: 550 đô la (tương đương với 12,7 triệu đồng/tháng). Số tiền được chuyển thẳng vào tài khoản khi nhận lương từ công ty.

- Thẻ 2: 350 đô la (tương đương 8,3 triệu đồng/tháng).

Những gì cô ấy kiếm được

Haskins đã chuyển đến thành phố New York sau khi tốt nghiệp Đại học Ithaca vào năm 2018. Cô bắt đầu công việc của mình vào tháng 9 năm 2018, với mức lương khởi điểm 50.000 đô la (1,2 tỷ đồng/năm).

Mục tiêu của Haskins là kiếm được 100.000 đô la (2,4 tỷ đồng/năm) ở tuổi 30. Mặc dù vậy, ngay cả khi cô kiếm được nhiều tiền hơn, Haskins cũng nghĩ rằng mình sẽ không thay đổi lối sống. Vì ở thành phố đắt đỏ này, cô gái trẻ muốn tiết kiệm nhiều nhất có thể. 

"Nói chung, ngân sách của tôi vẫn sẽ như vậy ngay cả khi tôi được tăng lương", Haskins cho biết.

Trên đầu khoản nợ 256 triệu, cô gái 23 tuổi vẫn sống tốt với 2 thẻ tiết kiệm ngân hàng, cách thực hiện mới đáng để mọi người học tập - Ảnh 2.

Elena Haskins (bên trái).

Các khoản chi tiêu

Đây là tất cả mọi thứ mà Haskins sẽ chi tiêu trong một tháng. Chi phí toàn bộ rơi vào 51 triệu đồng. Cụ thể:

Khoản chiSố tiền (tính theo tháng)
Tiền thuê nhà

950 đô la (22,1 triệu đồng)

Lớp nâng cao nghiệp vụ

340 đô la (7,9 triệu đồng)

Tiền ăn

340 đô la (7,9 triệu đồng)

Di chuyển 

145 đô la (3,4 triệu đồng)

Trả nợ (ít nhất)130 đô la (3 triệu đồng)

Phòng tập thể dục, Spotify, Squarespace, Adobe Cloud, Google Storage

75 đô la (1,7 triệu đồng)

Giải trí

60 đô la (1,4 triệu đồng)

Tiện ích và Wi-Fi

50 đô la (1,2 triệu đồng)

Điện thoại

40 đô la (1 triệu đồng)

Quyên góp

30 đô la (800 ngàn đồng)

Giặt ủi

15 đô la (400 ngàn đồng)

Bảo hiểm nhân thọ

5 đô la (116 ngàn đồng)

Tiết kiệm tự động 

Haskins đang thực hiện hóa mọi thứ bằng một chiến lược đơn giản đó là: Tự động hóa mọi thứ

Kế hoạch của cô là sẽ tiết kiệm 350 đô la (tương đương 8,3 triệu/tháng) trong tài khoản tiết kiệm cá nhân và 550 đô la (tương đương 12,7 triệu/tháng) cho tài khoản hưu trí được bảo trợ bởi chủ lao động.

Ngay khi tiền lương của Haskins đổ vào tài khoản ngân hàng, một tỷ lệ phần trăm nhất định trong số đó được chuyển thẳng vào tài khoản tiết kiệm. Thậm chí cô còn chưa kịp đọc tin nhắn thông báo nhận lương. "Tôi thích cách tự động hóa tiền tiết kiệm thế này. Mọi thứ được lập trình sẵn theo quỹ đạo, tôi không đi chệch đường ray và tiến tới mục tiêu tài chính cá nhân đã hoạch định sẵn từ ban đầu. Thậm chí, nếu muốn thay đổi tôi cũng không có quyền bởi lẽ tài khoản tiết kiệm đã được để ở chế độ không có quyền rút", Haskins hào hứng.

Haskins thậm chí còn tiến thêm một bước trong việc tiết kiệm tài chính của bản thân bằng cách thiết lập các tệp tiết kiệm. Cô sẽ chia làm 4 tệp: 

- Tệp tiền tiết kiệm cho việc đi du lịch

- Tệp tiền tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp

- Tệp tiền tiết kiệm cho quà tặng

- Tệp tiền tiết kiệm cho việc quyên góp, từ thiện.

Trên đầu khoản nợ 256 triệu, cô gái 23 tuổi vẫn sống tốt với 2 thẻ tiết kiệm ngân hàng, cách thực hiện mới đáng để mọi người học tập - Ảnh 3.

(Hình minh họa).

Số tiền từ các tệp này sẽ được trích từ số tiền lương 550 đô la (tương đương với 12,7 triệu đồng) hàng tháng và phân loại cụ thể theo con số Haskins thông báo. Tệp tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp luôn có số tiền lớn nhất.

Điều Haskins thích về việc tự động hóa khoản tiết kiệm của mình là nó giúp loại bỏ sự cám dỗ chi tiêu với người dùng. "Dù tất cả đều là tiền của tôi nhưng tôi luôn cảm thấy mình không sở hữu nó. Khi cần chi tiêu, tôi nhìn vào tài khoản nguồn đang có và nghĩ rằng thật sự mình không có nhiều tiền. Và thế là tôi tiêu ít hơn". 

Theo Haskins, bất cứ ai đều có thể tự động hóa khoản tiết kiệm của họ: Chỉ cần liên kết các tài khoản của bạn với ngân hàng rồi để một lượng tiền cụ thể đi từ tài khoản lương đến tài khoản tiết kiệm và thiết lập ngày chính xác bạn muốn thực hiện chuyển khoản. Bạn cũng có thể tự động thanh toán các khoản vay sinh viên của mình như cách mà Haskins làm tự động.

Ngoài việc đơn giản hóa cuộc sống, hạn chế việc chi tiêu, bạn sẽ cần không ngừng nỗ lực vì một khoản tiết kiệm cần thanh toán vào cuối tháng.

Trên đầu khoản nợ 256 triệu, cô gái 23 tuổi vẫn sống tốt, thậm chí còn có 2 thẻ tiết kiệm ở ngân hàng nhưng cách thực hiện mới đáng để mọi người học tập - Ảnh 6.

Theo Cnbc