Nếp nhăn là những dấu vết do thời gian để lại trên khuôn mặt của mỗi chúng ta. Mặc dù là sự phát triển tự do của làn da, dù có muốn hay không thì rồi một ngày nếp nhăn cũng sẽ tìm đến bạn. Nếp nhăn cũng là kẻ thù của phụ nữ bởi nó là một dấu hiệu của sự lão hóa, già đi. Tuy nhiên, không phải nếp nhăn nào cũng là do của tuổi tác. Có những nếp nhăn trên mặt là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe, chính xác là tín hiệu cho biết bạn đang bị bệnh.
Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu các phương pháp chống lão hóa cho da, bạn cần biết rõ các loại nếp nhăn thường thấy và cách phòng ngừa hữu hiệu.
Nếu bạn muốn sống một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài, tốt hơn hết bạn không nên có 3 nếp nhăn trên mặt cảnh báo bệnh ở 3 vị trí này.
1. Nếp nhăn ở 2 má: Dấu hiệu bệnh cao huyết áp
Nếu thấy nếp nhăn xuất hiện ở 2 má thì bạn cần phải chú ý xem mình có bị cao huyết áp không. Nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp chủ yếu là do hấp thụ một lượng lớn muối. Nếu chúng ta ăn quá nhiều muối, các ion natri trong cơ thể sẽ tăng lên, dẫn đến các tế bào trong cơ thể bị mất nước.
Má là phần mỏng hơn trên khuôn mặt của chúng ta, chính vì vậy, một khi cơ thể bị mất nước thì các đường chéo thường xuất hiện nhanh nhất.
2. Nếp nhăn ở mí trên: Dấu hiệu về bệnh tim mạch
Nếu mí mắt trên có nếp nhăn nghiêm trọng, mọi người nên cảnh giác xem mình có mắc các vấn đề về sức khỏe tim mạch hay không.
Nếp nhăn ở mí mắt xuất hiện có thể là do bạn tập thể dục quá nhiều và dễ bị kích động sẽ khiến độ đàn hồi của mô sợi mắt giảm, dẫn đến xuất hiện nếp nhăn mí mắt trên. Những yếu tố này cũng có tác động không tốt cho sức khỏe tim mạch.
3. Nếp nhăn ở dái tai: Đề phòng khả năng bị tắc nghẽn động mạch vành
Nếu có nếp nhăn trên một bên dái tai thì rất có thể đã bị tắc nghẽn động mạch vành, nếu có nếp nhăn ở cả hai dái tai thì tình hình có thể còn tồi tệ hơn. Một bài viết được công bố trên Tạp chí Y học New England vào năm 1973 cho biết, nếp gấp chéo ở bộ phận này trên cơ thể là một dấu hiệu của bệnh động mạch vành (CAD). Sau đó, nếp gấp này được đặt tên là "dấu hiệu Frank" theo tên của tác giả bài báo - Tiến sĩ Sanders T. Frank.
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những người có nếp nhăn trên dái tai có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 8 lần so với những người không có nếp nhăn đó, 74% những người có nếp nhăn trên dái tai bị bệnh mạch vành.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận chính xác chắc chắn tại sao nếp gấp cháo ở dái tai lại có liên quan đến bệnh tim mạch nhưng có một số giả thuyết được đưa ra rằng một trong số đó là sự thoái hóa của vùng mô đàn hồi xung quanh các mạch máu nhỉ dẫn máu đến dái tai tạo ra nếp gấp. Sự thay đổi tương tự cũng xảy ra với các mạch máu khi mắc bệnh động mạch vành. Nói cách khác, các nếp gấp hay nếp nhăn trong các mạch máu nhỏ ở tai có thể là dấu hiệu chỉ ra những thay đổi tương tự xảy ra trong những mạch máu xung quanh tim.
Sau tuổi trung niên, mọi người muốn sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh thì nên tránh và hạn chế 4 việc
1. Hạn chế ăn thịt
Trong khẩu phần ăn nếu thịt quá mỡ sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, dễ bị cholesterol cao, tăng triglycerid máu, không có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch.
2. Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá
Sau tuổi trung niên, hãy cố gắng giảm bớt hoạt động giải trí, ít uống rượu và ít hút thuốc hơn.
Rượu bia rất có hại cho cơ thể con người, đặc biệt là gan, khi chúng ta uống rượu trong thời gian dài thì khả năng mắc bệnh viêm gan do rượu và xơ gan cao gấp 10 lần so với người bình thường.
3. Không ăn nhiều, ăn nhanh
Bạn không được tham lam trong khẩu phần ăn hàng ngày và không nên ăn ngấu nghiến. Hãy đảm bảo thức ăn được nhai kỹ, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.
4. Tránh nóng giận
Nóng giận sẽ chỉ khiến cơ thể và tâm trạng tồi tệ hơn chứ không thể thay đổi sự phát triển của một điều gì. Tức giận còn có thể làm hưng phấn thần kinh giao cảm và tăng tiết adrenaline, dễ làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe.
"Cuộc sống là một tấm gương", nếu bạn kiểm soát được cơn giận của mình, những điều không suôn sẻ sẽ thay đổi.
Thay vào đó, hãy làm 4 việc để luôn khỏe mạnh
1. Luôn vui vẻ
Y học cổ truyền Trung Quốc thường nói: "Nóng giận làm tổn thương gan", "Suy nghĩ sẽ làm tổn thương khí", "Buồn bực làm tổn thương lá lách"... Điều này có nghĩa là tâm trạng không tốt của một người cũng có thể dẫn đến bệnh tật.
Thường xuyên cười trong cuộc sống có tác dụng rèn luyện phổi và các bộ phận khác một cách hiệu quả, nếu phổi khỏe thì cơ thể con người đương nhiên cũng khỏe. Tuổi thọ của một người khỏe mạnh rõ ràng là không ngắn!
Vì vậy, thường xuyên cười trong cuộc sống là một lựa chọn tốt, đây cũng là điểm chung đầu tiên mà các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người lớn tuổi trường thọ đều có!
2. Tập thể dục
Trong cuốn "Hoàng đế nội kinh" của Trung Quốc có ghi chép rằng người có xương cốt thẳng đứng, gân cốt mềm mại, khí huyết tự chảy... có tuổi thọ tăng thêm 10 năm.
Điều này cho chúng ta biết rằng chúng ta phải thực hiện các bài tập kéo giãn cơ thể thường xuyên.
Tập thể dục giãn cơ là một phương pháp tập luyện sức khỏe đơn giản và dễ học, có thể duy trì sự dẻo dai của cơ thể và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần.
3. Ăn sáng đầy đủ
Khi nhịp sống ngày càng vội vã, dường như số người không thể kịp ăn sáng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu cho thấy những người không chú ý ăn sáng đã rút ngắn tuổi thọ trung bình 2,5 năm.
Nếu bạn không ăn sáng mà tập trung ăn uống nhiều hơn vào buổi trưa và buổi tối sẽ tạo thêm gánh nặng nghiêm trọng cho đường ruột và dạ dày. Nó không chỉ có hại cho dạ dày và cơ thể mà còn có thể khiến bạn không thể hăng hái làm việc.
Cứ tiếp tục như vậy, các loại bệnh tật sẽ ập đến cửa nhà, khó mà sống khỏe mạnh lâu được! Vì vậy, cả nam và nữ đều phải ăn đầy đủ vào buổi sáng và có chế độ dinh dưỡng cân đối.
4. Ngủ ngon
Phần lớn cuộc đời của một người dành cho giấc ngủ. Có thể thấy rằng một giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với cơ thể con người.
Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày (6-8 tiếng là đủ) có tác dụng điều hòa hệ thần kinh, nâng cao khả năng tự miễn dịch, tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Giấc ngủ ngon có thể loại bỏ sự căng thẳng của cơ thể, điều hòa hệ thần kinh, giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần.