Không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, những vết sẹo ở vùng cử động như khuỷu tay, khớp gối còn đeo bám dai dẳng với những cơn đau kéo dài ngay cả khi vết thương đã liền miệng…

Trị sẹo không khó, nếu khó là... do bạn! - Ảnh 1.

Đó là lý do mà tất cả chúng ta luôn cố gắng tìm cho mình một giải pháp để có thể xóa bỏ hoàn toàn các vết sẹo. Trên thực tế, khi được hỏi về hiệu quả áp dụng cách trị sẹo nào đó, chỉ 50% số người được hỏi trả lời rằng kết quả có khả quan, nhưng cũng ngần ấy số người khẳng định điều ngược lại. Vậy tại sao lại có sự bất phân thắng bại giữa khả năng thành công và thất bại khi trị sẹo?

Thực sự, điều trị sẹo là cả một quá trình không hề đơn giản. Tuy nhiên, những ai nói rằng “mình đã thử và không thành công” thì tốt nhất là…“xem lại cách ăn ở”. Nói vui vậy thôi nhưng đúng là sẹo mang tính cá thể rất cao. Dưới góc độ khách quan, bản chất quá trình hình thành sẹo là do cơ chế tự hàn gắn vết thương của cơ thể. Cơ địa mỗi người có đáp ứng liền vết thương khác nhau, do đó đáp ứng với các phương pháp trị sẹo cũng khác nhau. Đối với một số vết thương nghiêm trọng, hiệu quả cuối cùng của quá trình trị sẹo mà người ta gọi là “thành công” dù muốn hay không, không phải là “xóa sạch vết sẹo” mà là “tạo thành sẹo đẹp” nhờ hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ. Dưới góc độ chủ quan, điểm mấu chốt quyết định tới hiệu quả điều trị sẹo ở bất kì cơ địa nào chính là thời điểm bắt đầu điều trị và sự tuân thủ, kiên trì của mỗi người. Vậy nên, xét ở cả hai góc độ, công cuộc trị sẹo có đạt được thành công cuối cùng hay không là do chính bản thân mỗi người quyết định.

1. Cơ địa quyết định khả năng liền sẹo

Trước khi tìm kiếm giải pháp để giải thoát mình khỏi một vết sẹo, bạn nên trang bị cho mình một số hiểu biết cơ bản như: cấu trúc da bình thường, cách cơ thể tự hàn gắn vết thương, bản chất và phân loại vết sẹo. Quan trọng hơn cả, bạn cần biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình hình thành sẹo và trong đó những yếu tố nào chúng ta có thể thay đổi để hạn chế tối đa nguy cơ tạo sẹo.

Sự hình thành sẹo là quá trình cơ thể tự sửa chữa khi bị thương. Sự tăng sinh và sắp xếp không có trật tự của collagen và một số thành phần khác khiến da không bằng phẳng hoặc khác với màu da bình thường. Quá trình này còn có sự tham gia của các tế bào bạch cầu và các chất hóa học trung gian, ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của các tế bào da lành xung quanh.

Mức độ co giãn và đàn hồi của da giảm dần theo tuổi. Do đó, vết sẹo ở người lớn tuổi hồi phục chậm và khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thời điểm bắt đầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của bất kì phương pháp trị sẹo nào. Thông thường, sẹo mới hình thành bao giờ cũng dễ xử lý hơn những vết sẹo lâu năm. Việc sử dụng các loại thuốc tránh thai hay thuốc trị bệnh… cũng có thể khiến da khác màu hơn so với vùng da bình thường do tác động vào tế bào sắc tố. Ngoài những yếu tố kể trên, khả năng xoá mờ, loại bỏ sẹo còn bị ảnh hưởng bởi vị trí của vết thương trên cơ thể, liên quan tới: tính chất, màu sắc và độ dày của da,…

Trị sẹo không khó, nếu khó là... do bạn! - Ảnh 2.

2. Mỗi loại sẹo có cách điều trị riêng

- Sẹo nổi hoặc tăng sinh

Loại sẹo này hình thành ngay sau khi lành vết thương do sản xuất quá nhiều sợi mô liên kết. Sẹo tăng sinh có khuynh hướng nhô cao hơn bề mặt xung quanh mặc dù vẫn bị giới hạn trong vùng tổn thương ban đầu. Sẹo nổi đặc biệt phổ biến khi vết thương không được để yên hoặc được bảo vệ hoặc do vết thương đã bị nhiễm khuẩn. Loại sẹo này có thể tự mờ dễ dàng hoặc có thể loại bỏ bằng các loại kem/gel trị sẹo. Cần lưu ý, điều trị sẹo càng sớm thì hiệu quả càng cao, hạn chế dẫn tới tình trạng sẹo phì đại hay sẹo lồi.

- Sẹo phì đại hoặc sẹo lồi

Sẹo lồi có khuynh hướng được tạo ra khá lâu sau khi vết thương lành. Đây là do sự tăng sinh quá mức của sợi mô liên kết da. Sẹo lồi thường có tính di truyền và thường gặp ở người có da màu sậm hơn là người da sáng. Điều trị sẹo phì đại hoặc sẹo lồi tương đối phức tạp và phụ thuộc rất lớn vào cơ địa của từng người. Do đó, bạn cần phải nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia thẩm mỹ hoặc tự mình trải nghiệm mới có thể tìm được cách trị sẹo phù hợp nhất cho mình. Một số gợi ý cho điều trị sẹo lồi/phì đại hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ phần mô liên kết thừa và để da tự phục hồi lại; dùng kem/gel trị sẹo dành riêng cho sẹo lồi…

- Sẹo lõm/rỗ hoặc teo

Khi mô liên kết tăng sinh để bù đắp tổn thương nhưng không đủ để lắp đầy sẽ tạo thành sẹo lõm. Sẹo là các hố, rãnh sâu, thấp hơn bề mặt da lành xung quanh. Sẹo lõm thường do mụn hoặc thuỷ đậu… gây ra. Khác với hai loại sẹo trên, sẹo lõm thường không đáp ứng với kem/gel bôi trị sẹo thông thường mà phải dùng tới các loại thuốc đặc trị với thành phần có chứa retinoid hay steroid. Tuy nhiên, các loại thuốc bôi này cần được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, các dịch vụ thẩm mỹ như lăn kim thoa huyết tương tự thân, laser hay các biện pháp khác gây tổn thương vùng sẹo để tạo điều kiện cho da tự phục hồi… được coi là những biện pháp hữu hiệu trong điều trị sẹo lõm.

- Sẹo rạn da

Vết nứt/rạn da cũng được coi là một loại sẹo. Sẹo rạn da có thể xuất hiện tại các vị trí da hoàn toàn bình thường (không có tổn thương da trước đó) hoặc có thể chuyển từ một sẹo bình thường, một sẹo lồi đã được điều trị ổn định hay một sẹo phì đại đã hoàn toàn thoái lui. Đây được cho là hậu quả của sự căng giãn da quá mức trong một thời gian ngắn như: thai nghén, tăng - giảm cân quá mức; tăng hormone corticosteroid đột ngột. Sẹo rạn da nhìn chung thường đáp ứng tốt với các trị liệu bằng laser hoặc phun xăm cùng màu da để xoá sẹo.

Trị sẹo không khó, nếu khó là... do bạn! - Ảnh 3.

3. Kiên trì và tuân thủ, sẹo sẽ biến mất

Hai yếu tố quan trọng, ảnh hưởng quyết định tới kết quả điều trị sẹo là điều trị đúng phương pháp (nên do bác sĩ thăm khám, chỉ định) và đúng thời điểm. Đừng đợi đến khi có sẹo rồi mới tìm giải pháp bởi việc loại bỏ hoàn toàn vết sẹo đã định hình được một thời gian dường như là KHÔNG THỂ, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí mà vết sẹo chỉ có thể mờ đi chứ không thể hết hẳn. Tuy nhiên, hiện nay, với những sản phẩm ngừa sẹo đặc biệt như Skincol, bạn còn có thể trị sẹo ngay từ khi vết thương mới hình thành. Không chỉ hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn, Skincol còn tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy quá trình hàn gắn vết thương và sắp xếp có trật tự các mô liên kết.

Để đạt được hiệu quả tối ưu với bất kì giải pháp trị sẹo nào, sự kiên trì và tuân thủ của bạn là yếu tố tiên quyết. Đơn giản như việc bôi gel ngừa sẹo Skincol, bạn phải sử dụng đều đặn hàng ngày, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc giữ vô trùng khi thay băng, bảo vệ vết thương khỏi các tác động từ môi trường (nước, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời,…) và bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và nước. Với các sản phẩm điều trị sẹo thông thường khác, thời gian để kem/gel trị sẹo phát huy tác dụng cũng phải mất tới vài tháng, thậm chí hàng năm. Với những dịch vụ thẩm mỹ xoá sẹo như lăn kim, điều trị laser… cũng đòi hỏi phải thực hiện nhiều lần, khoảng thời gian chờ giữa mỗi lần cũng mất một vài tuần để da bạn kịp thích ứng và tái tạo tế bào da mới… Do đó, nếu không phải là người kiên trì và tuân thủ, mong muốn loại bỏ vết sẹo chắc chắn sẽ không nằm trong tầm tay bạn.

Trị sẹo không khó, nếu khó là... do bạn! - Ảnh 4.