Rabia De Latour, bác sĩ chuyên khoa dạ dày kiêm phó giáo sư y khoa tại tổ chức NYU Langone Health cho biết, đau đớn khi đại tiện là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, không ít phụ nữ cảm thấy xấu hổ khi nhắc về triệu chứng này và tránh kiểm tra hoặc không điều trị. Trên thực tế, đây là dấu hiệu vô cùng bất thường.
Hãy đến gặp chuyên gia tiêu hóa hay bác sĩ nếu bạn nhận thấy bản thân mắc các vấn đề sức khỏe khi đi đại tiện bởi triệu chứng này có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại đấy.
Đau đớn khi đại tiện là hiện tượng khá phổ biến.
Bệnh trĩ bao gồm hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Về cơ bản, đây là tình trạng một tĩnh mạch bên trong trực tràng bị giãn ra và gây tổn thương.
Trĩ nội và trĩ ngoại có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng lý do phổ biến nhất là tăng cân và mang thai. Chúng đều gây gia tăng áp lực tới thành mạch. Khi bị tác động, các tĩnh mạch mỏng xung quanh trực tràng sẽ trở nên giãn ra.
Trĩ nội không gây đau đớn nhưng tạo ra hiện tượng chảy máu bên trong. Trái lại, người mắc bệnh trĩ ngoại sẽ cảm thấy hậu môn đau và ngứa rát mỗi khi đại tiện.
Chìa khóa ngăn ngừa bệnh trĩ là duy trì cân nặng, tránh tăng cân và tiêu thụ nhiều chất xơ. Hầu hết các bệnh trĩ không gây nguy hiểm và người bệnh có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bằng việc sử dụng kem bôi.
Trĩ nội và trĩ ngoại có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng lý do phổ biến nhất là tăng cân và mang thai.
Nứt hậu môn
Những vết nứt có thể xuất hiện trên bề mặt hậu môn vì khu vực này vô cùng nhạy cảm. Chúng xuất hiện sau chấn thương cục bộ, táo bón, quan hệ tình dục bằng hậu môn, sinh con qua âm đạo hoặc thậm chí dùng thuốc xổ không phù hợp.
Những cơn đau sẽ xảy ra khi người bệnh đang đại tiện hoặc thậm chí đã ra khỏi nhà vệ sinh. Gerard Mullin, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Viện Johns Hopkins Medicine cho hay, bạn có thể nhận thấy máu đỏ tươi đi kèm với phân hoặc trên giấy vệ sinh và những vết nứt rách xuất hiện ở khu vực da xung quanh hậu môn.
Biện pháp tốt nhất ngăn ngừa nứt hậu môn là thường xuyên tiêu thụ nhiều chất xơ.
Những vết nứt có thể xuất hiện trên bề mặt hậu môn vì khu vực này vô cùng nhạy cảm.
Táo bón
Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây đau đớn khi đại tiện. Mỗi khi bạn không uống đủ nước, mất nước và tiêu thụ ít chất xơ, cơ thể lại gặp phải tình trạng này.
Nếu bị mất nước, ruột sẽ tự động lấy đi lượng nước có trong phân. Hậu quả là ruột sẽ gặp khó khăn khi chuyển động và gây đau đớn trong quá trình đại tiện. Khi hiện tượng này xảy ra, phân cứng khó thể di chuyển ra ngoài hơn và gây áp lực tới các cơ vùng chậu. Giải pháp hàng đầu là tiêu thụ chất xơ nhằm giúp làm mềm phân.
Viêm niêm mạc trực tràng
Viêm niêm mạc trực tràng là tình trạng sức khỏe đáng lo ngại. Rusha Modi, ThS, bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột và trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Keck ở California giải thích, hiện tượng này bắt nguồn từ bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, chlamydia.
Viêm niêm mạc trực tràng là tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.
Trực tràng là phần cuối của ruột, nằm trước hậu môn. Khi bộ phận này bị viêm, chúng sẽ cản trở phân đi qua. Biện pháp điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời. Với bệnh viêm ruột, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc chống viêm. Trong khi đó, với nhiễm trùng, họ sẽ kê thuốc kháng sinh.
Bệnh viêm ruột
Nếu mắc viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc thậm chí hội chứng ruột kích thích, bạn có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng. Phân ra ngoài liên tục qua hậu môn sẽ gây kích ứng và đau đớn. Bác sĩ tiêu hóa có thể tiến hành xét nghiệm nhằm kiểm tra áp-xe và mủ để phát hiện, điều trị bệnh.
Tiêu chảy
Nếu ruột chuyển động quá nhiều trong một thời gian, khu vực hậu môn sẽ thường xuyên phải hoạt động, dẫn đến khó chịu và kích thích.
Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể sử dụng kem bôi và dùng nước làm sạch khu vực hậu môn. Tuy nhiên, lau chùi khu vực này quá mức cũng sẽ dẫn đến kích thích nên quá trình thực hiện cần phải nhẹ nhàng.
Nếu ruột chuyển động quá nhiều trong một thời gian, khu vực hậu môn sẽ thường xuyên phải hoạt động, dẫn đến khó chịu và kích thích.
Cảm thấy đau đớn khi đại tiện trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần đến khám bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt. Những phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung cấy ghép nội mạc tử cung trong ruột cũng gặp phải tình trạng đau đớn và chảy máu khi đại tiện. Tuy nhiên, trường hợp này không phổ biến.
Viêm nhiễm đường ruột
Quan hệ qua đường hậu môn có thể gây viêm nhiễm đường ruột nghiêm trọng. Hơn thế nữa, quan hệ tình dục bằng hậu môn mà không trang bị "áo mưa" sẽ gây nguy cơ mắc chlamydia và bệnh giang mai cao.
Về cơ bản, để ngăn ngừa tình trạng này, mọi người nên sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ, xem xét xem đối tác có mắc bệnh lây truyền hay không và tránh chuyển động quá kịch liệt gây đau đớn. Những cơn đau có thể gây thương tổn lớn và ảnh hưởng không nhỏ tới hậu môn.
Về cơ bản, để ngăn ngừa tình trạng này, mọi người nên sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ, xem xét xem đối tác có mắc bệnh lây truyền hay không và tránh chuyển động quá kịch liệt gây đau đớn.
HPV, ung thư hậu môn và ung thư trực tràng
Đau đớn khi đại tiện cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư. Theo Stacey Cohen, bác sĩ chuyên khoa về các bệnh ung thư đường tiêu hóa tại Tổ chức ung thư Seattle Care, số bệnh nhân trẻ mắc ung thư trực tràng đang ngày càng gia tăng ở Mỹ.
Hiện tượng này kết hợp với tình trạng sụt cân bất thường là hồi chuông cảnh báo nguy hiểm. Người bệnh cần đến bác sĩ chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường, đau đớn khi đại tiện hay liên quan tới những vấn đề sức khỏe đã kể trên thay vì ung thư.
(Nguồn: Womenshealthmag)