Trong những gia đình đông con, cha mẹ thường có cảm giác "tại sao 2 đứa con của mình tính cách lại khác nhau như vậy". Đây là thực tế xảy ra ở không ít gia đình, 1 người anh trầm tính ít nói nhưng lại có một người em suốt ngày nghịch ngợm, miệng líu lo không ngừng.

Liên quan vấn đề này, nhà tâm lý học Alfred Adler từng đưa ra một đề xuất gọi là "hiệu ứng thứ tự sinh". Tức là những đứa trẻ sinh ra cùng cha mẹ nhưng do thứ tự sinh khác nhau nên dẫn tới tính cách và hành vi trái ngược nhau.

Vì là lần đầu tiên làm cha mẹ nên nhiều người đương nhiên sẽ chưa có kinh nghiệm. Đối diện với đứa con đầu lòng, họ dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc hơn.

Trong 1 gia đình đông anh em, thứ tự sinh ảnh hưởng như thế nào tới IQ của trẻ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, khi có thêm một đứa con, cha mẹ sẽ yêu cầu bé đầu làm gương cho em mình noi theo. Cha mẹ thường sẽ nghiêm khắc với bé đầu, vì thế tính cách của trẻ sẽ bị đè nén, biết nghe lời, trầm tính hơn.

Trong quan hệ giữa con cái, cha mẹ thường yêu cầu anh chị phải biết nhường nhịn, yêu thương em mình. Vì thế, hầu như những đứa trẻ là con đầu thường có tính cách bao dung.

Các nghiên cứu tâm lý đã phát hiện ra rằng, con đầu thường là những đứa trẻ có vấn đề về tâm lý, thần kinh và có xu hướng phạm tội cao hơn. Điều này là do chúng đã quen với việc được cha mẹ quan tâm nhiều nhất. Thế nhưng kể từ khi có sự xuất hiện của đứa em, sự quan tâm này trở nên ít hơn và bị dạy dỗ một cách nghiêm khắc để làm gương cho em. Đặc biệt, cha mẹ thường hay so sánh với những đứa trẻ khác khiến con đầu luôn có tâm lý căng thẳng.

Sự khác biệt trong tính cách giữa các anh chị em

Sau khi có kinh nghiệm nuôi dạy con đầu, nhiều cha mẹ tự tin nói rằng việc nuôi dạy một đứa trẻ không quá khó. Đương nhiên khi có 2 đứa con, thời gian của cha mẹ buộc phải chia nhỏ ra. Họ có xu hướng quan tâm tới bé thứ 2 nhiều hơn bé đầu với lý do con còn nhỏ.

Giữa anh chị em với nhau bắt đầu hình thành một sự ganh đua giành lấy tình cảm của cha mẹ nhiều hơn về mình. Bé thứ 2 muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ nhiều hơn nên thường nổi bật so với anh chị mình.

Trong 1 gia đình đông anh em, thứ tự sinh ảnh hưởng như thế nào tới IQ của trẻ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, bé thứ 2 không có những đặc quyền như bé đầu, có một vài thứ chúng không được hưởng như anh chị mình. Vì thế, chúng nghĩ rằng mình phải khác biệt ở một số khía cạnh để thể hiện được giá trị của bản thân.

Tính cách mạnh mẽ này sẽ khiến bé thứ 2 có khả năng đạt được thành công cao hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó, các gia đình hiện đại thường chỉ muốn sinh 1 hoặc 2 con. Vì là con út trong gia đình, trẻ có được cha mẹ nuông chiều nhiều hơn nên thường tỏ ra kiêu căng, không sợ bất cứ điều gì. Để cạnh tranh với anh chị, em út thường có EQ cao hơn, khéo ăn nói để lấy lòng cha mẹ.

Đồng thời, khi em út có sự dẫn dắt của anh chị, chúng có xu hướng học nhanh hơn như biết nói sớm, vốn từ vựng nhiều, tính cách lanh lợi, IQ cũng cao hơn. Được mọi người trong nhà chiều chuộng nhiều, em út thường vô tư và điều này khiến chúng trở nên thiếu trách nhiệm.

Trong 1 gia đình đông anh em, thứ tự sinh ảnh hưởng như thế nào tới IQ của trẻ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Những ảnh hưởng của thứ tự sinh đối với trẻ

Trên thực tế, khi phân tích tác động của thứ tự sinh đến tính cách trẻ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, sự thay đổi tính cách của trẻ không phải do tự nhiên quyết định, cha mẹ là người có tác động lớn nhất.

Vì phải chăm sóc các em nhỏ nên tinh thần trách nhiệm của con đầu sẽ mạnh mẽ hơn.

Vì khao khát tình yêu thương của cha mẹ, con thứ có thể tỏ ra bất cần và tự ti về tính cách.

Vì được mọi người cưng chiều nhiều hơn nên em út sống vô tư hơn.

Tiến sĩ tâm lý người Anh Kevin Leman đã đề cập trong cuốn sách "Thứ tự sinh" rằng: "Cha mẹ dành nhiều thời gian để đọc và chơi với đứa con đầu, nhưng thời gian này giảm dần khi những đứa trẻ khác được sinh ra".

Chính vì sự thay đổi liên tục của môi trường phát triển, tình yêu thương và sự giáo dục của cha mẹ dẫn tới tính cách của các anh chị em khác nhau. Tính cách của một đứa trẻ phần lớn phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ. Vì vậy, với những gia đình đông con, cha mẹ nên chú ý những điều sau:

Trong 1 gia đình đông anh em, thứ tự sinh ảnh hưởng như thế nào tới IQ của trẻ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

- Đối với con đầu, hãy bao dung hơn

Cha mẹ đừng lúc nào cũng lấy con đầu ra làm gương cho em út, đừng đặt nặng trách nhiệm và hãy cho trẻ có không gian riêng để phát triển.

Đặc biệt nếu con đầu là bé gái, đừng nghĩ chúng phải có trách nhiệm chăm sóc các em nhỏ. Tình yêu của chị dành cho các em nên là lời nhắc nhở về tình cảm gia đình chứ không phải là sự ép buộc.

- Đối với đứa con thứ hai, hãy chú ý nhiều hơn

Quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của trẻ, dành cho trẻ sự quan tâm và yêu thương để hình thành cảm giác về sự an toàn.

- Đối với đứa con thứ ba, hãy kiềm chế hơn một chút

Cha mẹ nên rèn con út tinh thần trách nhiệm cao hơn, cần tránh việc chiều chuộng quá mức, đối xử bất bình đẳng giữa các con với nhau.

https://afamily.vn/trong-1-gia-dinh-dong-anh-em-thu-tu-sinh-anh-huong-nhu-the-nao-toi-iq-cua-tre-chuyen-gia-tiet-lo-su-that-bat-ngo-20220428150752132.chn