Các trường hợp tử vong tại các tỉnh, thành phố, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Quảng Bình, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh và Bạc Liêu.
So với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 3,3 lần, số tử vong tăng 6 trường hợp. Các tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết cao, dẫn đầu là Khánh Hòa, tiếp đến là Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh… Hà Nội hiện xếp thứ 24 trong danh sách các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao trên cả nước.
Ngày 5-8, theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ của giai đoạn 5 năm (từ năm 2014-2018), nhưng dịch bệnh đang tiếp tục có xu hướng gia tăng. Riêng trong tuần từ ngày 29-7 đến 4-8, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 248 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.852 trường hợp mắc sốt xuất huyết, hiện gần 90% ca bệnh đã khỏi, còn 213 trường hợp đang điều trị; chưa ghi nhận ca bệnh tử vong.
Dự báo, trong tuần này, nhiệt độ duy trì ở mức khoảng 25 độ đến 36 độ C, có mưa. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định, đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue.
Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục thường trực đội chống dịch cơ động; Duy trì các hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân, giám sát tác nhân gây bệnh, giám sát véc tơ và côn trùng truyền bệnh, giám sát vệ sinh môi trường và các yếu tố gây dịch; Giám sát công tác xử lý ổ dịch tại các đơn vị quận, huyện.
Đồng thời, cơ quan này kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại quận Cầu Giấy, huyện Thường Tín, huyện Thanh Trì và tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho một số quận, huyện trọng điểm.
Bệnh sốt xuất huyết NGUY HIỂM ĐẾN ĐÂU? Làm sao để PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT? Xem thêm TẠI ĐÂY!