Dịp nghỉ dài, đến thăm họ hàng, lì xì cho người lớn, trẻ nhỏ, con giáp đại diện cho năm, đổ xô về quê những ngày cuối năm… là những phong tục mà người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam cảm thấy rất thích thú về tết cổ truyền của người Việt.
Hãy cùng chúng tôi gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ rất đáng yêu từ những người bạn trẻ ngoại quốc.
Hãy cùng chúng tôi gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ rất đáng yêu từ những người bạn trẻ ngoại quốc.
“Tết Việt Nam là một kỳ nghỉ lạ lùng”
Đó là một chia sẻ rất đáng yêu của anh Gijs Voogt, quốc tịch Bồ Đào Nha hiện đang là nhà thiết kế của một công ty thời trang tại Việt Nam. Anh chia sẻ mình rất thích Việt Nam từ văn hóa tới con người. Đặc biệt, anh đã nên duyên với một cô gái mang đậm chất Á Đông, chị là Hải Yến – người phụ nữ Việt Nam.
Nói về Tết cổ truyền Việt Nam, anh chia sẻ hài hước: “Đây là cái Tết thứ 4 của tôi ở Việt Nam. Đối với tôi đây là một kỳ nghỉ lạ lùng, nó kéo dài hàng tuần với một người bình thường, và có thể cả tháng với những người rảnh rỗi hơn, mọi người tích trữ rất nhiều đồ ăn trong nhà. Lúc đầu tôi không hiểu tại sao, nhưng sau cái Tết thứ 2 hoàn toàn 'chết đói' (cười), tôi đã rút ra kinh nghiệm là mình cần phải tích trữ đồ ăn từ trước ở nhà.
Ở Hà Nội đường phố vắng tanh trong vài ngày, tôi thấy thật là thư giãn. Ở châu Âu chúng tôi không có Tết, chỉ có dịp Giáng Sinh và năm mới, và thường chỉ diễn ra trong một vài ngày.
Nói về Tết cổ truyền Việt Nam, anh chia sẻ hài hước: “Đây là cái Tết thứ 4 của tôi ở Việt Nam. Đối với tôi đây là một kỳ nghỉ lạ lùng, nó kéo dài hàng tuần với một người bình thường, và có thể cả tháng với những người rảnh rỗi hơn, mọi người tích trữ rất nhiều đồ ăn trong nhà. Lúc đầu tôi không hiểu tại sao, nhưng sau cái Tết thứ 2 hoàn toàn 'chết đói' (cười), tôi đã rút ra kinh nghiệm là mình cần phải tích trữ đồ ăn từ trước ở nhà.
Ở Hà Nội đường phố vắng tanh trong vài ngày, tôi thấy thật là thư giãn. Ở châu Âu chúng tôi không có Tết, chỉ có dịp Giáng Sinh và năm mới, và thường chỉ diễn ra trong một vài ngày.
Mùng 3 Tết năm 2013, anh Gijs Voogt đốt vàng mã
Tết này như các năm trước, vợ chồng chúng tôi sẽ về sum vầy với gia đình nhà vợ tôi ở ngoại thành Hà Nội. Chúng tôi sẽ đi thăm tất thảy cô dì chú bác họ hàng sống gần đó, và họ hàng nơi khác cũng về thăm. Mọi người đều có nhiều thời gian để quây quần trò chuyện. Thức ăn ngày Tết cũng khác ngày thường. Tôi thích nem do phụ nữ trong nhà làm, nó tươi hơn và có mùi khác với nem chúng tôi ăn ở nhà hàng. Đây là món tôi thích nhất. Ngoài ra tôi thích bánh chưng chấm nước mắm, hương vị rất đặc trưng. À, tôi cũng ăn khá nhiều miến và canh măng nữa (cười).
Ngày thường, tôi thích giúp vợ nấu ăn khi có thời gian. Vợ tôi không nấu cỗ Tết một mình, cô ấy làm việc đó với các chị em gái khác. Cô ấy có khá nhiều chị em gái nên việc nấu cỗ Tết cũng không đến tay tôi, tuy nhiên tôi cũng quanh quẩn trong bếp nói chuyện với họ, giúp họ cắt hành thành từng khúc ngắn, cắt cà chua, rau hoặc miến, trộn nem cho họ, làm những thứ họ sai bảo (cười). Gần đây nhất tôi còn học được cách bóc bánh chưng và cắt bánh thành tám miếng bằng chính miếng lạt buộc bánh từ mẹ vợ. Tôi thấy ngày Tết phụ nữ khá vất vả, họ tất bật với đồ ăn thức uống từ sáng tới tối.
Những ngày Tết chúng tôi dành thời gian thăm họ hàng, đi thăm mộ tổ tiên, đi chùa ở gần nhà cầu nguyện cho những người già. Tôi thích mùi hương đốt trên bàn thờ tại nhà hoặc trong chùa, kết hợp với việc đường phố vắng vẻ, tất cả tạo nên một không khí rất riêng của dịp Tết. Tôi cũng thích những lúc cả nhà ngồi quây quần uống trà và ăn bánh, người lớn và trẻ con, phụ nữ và đàn ông ngồi chung với nhau. Các bữa ăn chính thường phân biệt mâm đàn ông và mâm phụ nữ, thường phụ nữ hay ngồi ở nhà trong hoặc trong bếp, cũng là một điểm mà tôi rất lấy làm lạ. Đàn ông cũng uống nhiều rượu hơn vào dịp Tết, có lẽ vì thế họ muốn ngồi riêng với nhau chăng (cười)”.
"Thích Tết Việt Nam vì cảm nhận ai ai cũng hướng đến gia đình"
Đó là cảm nhận của Alice Sidey, 25 tuổi, chị là nha sĩ người Úc. Là người thích đi du lịch và lại thường xuyên đi công tác, chị nói rằng chị từng đi qua nhiều đất nước nhưng chị có ấn tượng đặc biệt với Việt Nam, Tết cổ truyền Việt Nam. Chị chia sẻ: “Theo những gì mình cảm nhận, mình thấy kỳ nghỉ Tết luôn là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam. Họ dành chủ yếu thời gian cho gia đình.
Alice Sidey, 25 tuổi, chị là nha sĩ người Úc
Được biết, người Việt Nam có tục hàng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong những ngày Tết. Mình ấn tượng sâu sắc với tập quán này của người Việt Nam, họ luôn muốn được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, tảo mộ, cùng nhau quây quần ôn lại những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. Nhà nào cũng như nhà nấy, trước thời khắc giao thừa, khói hương trên bàn thờ gia tiên cũng nghi ngút khói.
Mình đã từng được tham dự một bữa ăn Tất niên của người Việt Nam. Mình cảm nhận trên từng khuôn mặt đó là sự rạng rỡ, hạnh phúc khi được gặp gỡ, quây quần bên mâm cơm có bánh chưng xanh, có mâm ngũ quả, có gà, có nem... Mình thấy mọi người ai ai cũng háo hức”.
"Tết là ngày của lạc quan và hy vọng"
Đó là cảm nhận của anh Caleb Bierton, 31 tuổi, là đầu bếp đang làm ở Úc. Những khi nào có thời gian, anh lại đi du lịch và Việt Nam là một đất nước anh hay đến. Anh chia sẻ: “Tôi đến đất nước này và tôi thấy cái Tết nguyên đán thật sự đặc biệt và đáng yêu. Cũng như chúng tôi có lễ Giáng Sinh, ở Việt Nam có Tết và thời điểm này mọi người thường quây quần sum họp bên nhau. Tôi thực sự thích điều đó. Một điểm mà tôi thấy thú vị đó là khoảng thời gian này, đường phố Hà Nội hầu như vô cùng vắng, trong khi ngày bình thường thì đường phố tấp nập, nhìn đâu đâu cũng là xe cộ, phương tiện.
Anh Caleb Bierton, 31 tuổi, là đầu bếp đang làm ở Úc
Tôi ấn tượng đặc biệt với Tết Việt Nam bởi trước thời điểm quan trọng, ai ai cũng có ý thức dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Người Việt Nam tin rằng những ngày đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp, an lành sẽ tới. Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
Dịp Tết năm ngoái, sau khi dự một lễ tất niên ấm áp, mình đã cùng một số người bạn về quê của họ. Cụ thể, năm ngoái mình đi về Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Không khí Tết ở các vùng quê Việt Nam cũng thật tuyệt vời".