Hãng CNN dẫn tin, Xiong Qingzhen, một kỹ sư máy bay tại Vũ Hán, Trung Quốc đã mất hai tuần trong bệnh viện để điều trị Covid-19. Mỗi sáng và tối, người đàn ông 38 tuổi được cho một túi súp màu nâu – một phương thuốc truyền thống của Trung Quốc làm từ hơn 20 loại thảo mộc, bao gồm cây ma hoàng, cành quế và rễ cam thảo.
"Giúp làm sạch và giải độc phổi", được biết đến như một loại thảo dược, là nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc đưa phương pháp y học cổ truyền của nước này vào chữa căn bệnh do virus chủng mới gây ra.
Khi các nhà khoa học liên tục tìm cách cứu chữa và điều chế các loại vaccine thì Trung Quốc đang sử dụng các phương pháp y học cổ truyền để chữa khỏi Covid-19. Tính vào cuối tháng trước, hơn 85% các bệnh nhân Trung Quốc (khoảng 60.000 người) đã được điều trị bằng các phương thuốc thảo dược chống Covid-19, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết.
"Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc và đưa ra các biện pháp giúp Trung Quốc chống lại Covid-19 và giúp các quốc gia khác biết đến phương pháp điều trị y học cổ truyền này của Trung Quốc, hiểu về thuốc đông y Trung Quốc và sử dụng nó", ông Yu Yanhong, một quan chức về y học cổ truyền quốc gia Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo.
Theo hãng CNN, phương pháp chữa bệnh này một thời gian dài từng khiến phương Tây hoài nghi về mức độ hiệu quả và an toàn.
Nghiên cứu chữa bệnh
Hiện chưa có thuốc chữa cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng lên tới 75 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới.
Theo CNN, các nhà khoa học đang tiếp tục tìm cách để có thể cho ra đời giải pháp y học chữa căn bệnh chết người này. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, các phương pháp điều trị chống loại virus này cũng chỉ tập trung vào việc làm giảm đi các triệu chứng và đó là lý do khiến Trung Quốc tin tưởng vào đông y chữa bệnh.
"Bằng việc điều chỉnh sức khỏe cơ thể của con người và cải thiện hệ miễn dịch, phương pháp y học cổ truyền có thể giúp kích thích khả năng chống virus và phục hồi của bệnh nhân. Đây là một cách trị liệu hiệu quả", bà nói đồng thời nhấn mạnh rằng y học cổ truyền đã từng giúp Trung Quốc chữa bệnh trong quá khứ hiệu quả, chẳng hạn như đại dịch SARS năm 2002 và 2003 đã khiến hàng trăm người Trung Quốc tử vong.
Vì vậy, hơn 50.000 bệnh nhân nhiễm Covid-19 mới đã phải nhập viện và phần lớn đều sử dụng phương pháp điều trị y học cổ truyền, bà Yu nói đồng thời đưa ra bằng chứng mức độ hiệu quả trong việc sử dụng phương pháp này.
Việc tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 102 bệnh nhân có triệu chứng nhẹ ở Vũ Hán, các bệnh nhân này được điều trị kết hợp với nhóm bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc Tây thì tỷ lệ hồi phục của các bệnh nhân sử dụng kết hợp đông y cao hơn là 33%, bà Yu nói thêm.
Trong một nghiên cứu khác về các trường hợp nghiêm trọng hơn, các bệnh nhân đều được điều trị phương pháp kết hợp cũng ra viện sớm hơn nhóm bệnh nhân chỉ sử dụng phương pháp điều trị tây y, bà Yun nói.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng tin tưởng phương pháp này. Trường hợp như anh Xiong đã từ chối phương pháp điều trị y học cổ truyền.
Theo trang Global Times, phương pháp điều trị y học cổ truyền chưa từng áp dụng ở Vũ Hán – tâm điểm của dịch bệnh. Ở phía Đông Chiết Giang, hơn 95% các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã sử dụng thuốc cổ truyền hồi cuôci tháng Hai.
Tại Bắc Kinh, trong số các bệnh nhân thực hiện phương pháp điều trị y học cổ truyền thì 92% đã có tín hiệu cải thiện, Gao Xiaojun – người phát ngôn Uỷ ban Y tế Bắc Kinh cho biết.
"Phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc đóng vai trò quan trong trong tỷ lệ hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân", ông Gao nói trong một họp báo vào cuối tháng trước.
Tuy nhiên, Yanzhong Huang – nghiên cứu cấp cao về y tế toàn cầu tại Hội đồng Đối ngoại Washington cho rằng, tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 80% là các ca nhẹ. Cho dù không có tác động cũng có thể khỏi bệnh.
Ngành công nghiệp do chính phủ hỗ trợ
Vai trò chính của phương pháp điều trị y học cổ truyền trong cuộc chiến chống Covid-19 là mục tiêu mà chính phủ Trung Quốc muốn đưa phương pháp này phổ biến trong nước và nước ngoài.
Vào năm ngoái, Trung Quốc ước tính, ngành công nghiệp y học cổ truyền có thể đạt được 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (430 tỷ đôla) trong năm 2020, tăng 71% từ năm 2017. Bắc Kinh cũng thúc đẩy phương pháp y học cổ truyền thông qua "Sáng kiến Vành đai và Con đường". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp cổ truyền giống như một niềm tự hào dân tộc.
"Phương pháp y học cổ truyền là kho báu của người Trung Quốc", Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói vào năm ngoái.
Trong bối cảnh bùng phát đại dịch, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khuyến khích các bác sỹ điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp đông y của Trung Quốc kết hợp với y học phương tây.
Ngày từ thời điểm bùng phát đại dịch, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng lên tiếng việc kết hợp cả phương thuốc tây y và đông y trong điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19 vào cuối tháng Một.