Chắc hẳn không ít ông bố bà mẹ muốn có mặt trong tuổi thơ của con với tư cách của một người bạn, một người có thể cùng chơi đùa, nghịch ngợm, chia sẻ và giãi bày với con mọi buồn vui giận hờn hàng ngày. Làm thế nào để làm bạn với trẻ? Điều đó không hề đơn giản, nó đòi hỏi các bậc phụ huynh phải quay ngược thời gian, học lại cách để làm một đứa trẻ

Vì sao trẻ thích hoạt hình và những trò chơi trên điện thoại? Rất đơn giản, bởi vì sự chuyển động. Màu sắc rực rỡ, âm thanh vui tai và những chuyển động liên tục khiến bất cứ đứa trẻ nào cũng phải phấn khích. Đó chính là gợi ý để bố mẹ có thể chơi với con một cách thật thông minh bằng những cách sau:

Hát

Trước khi làm mẹ, hãy học cách để làm một đứa trẻ - Ảnh 1.

Cùng con lập thành một ban nhạc là ý tưởng không tồi. (Ảnh minh họa)

Dù cho bao nhiêu năm có trôi qua đi nữa, đa số trẻ em Việt Nam vẫn lớn lên bằng những ca khúc đi cùng năm tháng của Xuân Mai. Chúng yêu thích âm nhạc, muốn nhún nhảy theo những giai điệu vui tươi. Vậy nên bố mẹ hãy hát bất cứ khi nào có thể. Không quan trọng giọng hát của mẹ có dễ nghe hay không, hãy cứ hát bằng bản năng và tình yêu âm nhạc của một đứa trẻ, trong lúc nấu nướng, dọn nhà hay phơi đồ… Không khí gia đình chắc chắn sẽ thêm vui vẻ và thoải mái hơn, trẻ cũng sẽ cảm thấy được kết nối cùng bố mẹ nhiều hơn.

Kể chuyện

Trước khi làm mẹ, hãy học cách để làm một đứa trẻ - Ảnh 2.

Những câu chuyện mẹ kể sẽ nuôi dưỡng tâm hồn con. (Ảnh minh họa)

Hãy cùng con ngồi kể chuyện như những người bạn. Không bao giờ là quá sớm để có những giờ "đọc truyện đêm khuya" với con cả. Hãy trầm trồ, ngạc nhiên, vui mừng và thậm chí là giận dữ vì những tình tiết trong các câu chuyện. Những trạng thái cảm xúc tự nhiên nhất của bạn sẽ là động lực để trẻ có thể bộc lộ hết con người của bản thân ra ngoài.

Những câu chuyện đôi khi cũng ẩn chứa các bài học giá trị trong quá trình trưởng thành của con. Hãy cùng con "ôn lại" những bài học này để phát triển cá tính, nhân cách cho con.

Làm việc

Trước khi làm mẹ, hãy học cách để làm một đứa trẻ - Ảnh 3.

Hãy để con thấy mình luôn có ích. (Ảnh minh họa)

Bạn không nhất thiết phải yêu cầu con làm việc này, việc khác vì muốn rèn giũa chúng. Các mẹ có thể giả vờ "yếu đuối" một chút để nhờ xem con có thể làm giúp mình không. Khi ấy, đứa trẻ sẽ cảm thấy mình thật là "người lớn" và hào hứng với công việc được giao. 

Ví dụ đơn giản nhất là hãy cùng con đi siêu thị. Siêu thị là một thế giới rộng lớn để cho bất cứ đứa trẻ nào được khám phá với vô vàn màu sắc, chuyển động. Chúng sẽ cảm thấy phấn khích trước mọi thứ và bạn thì cũng được "một công đôi việc".