Bất cứ ai sống trong một cuộc hôn nhân đau khổ cũng đều nghĩ đến chuyện ly hôn để giải thoát cho mình. Trong cuộc đời, sống vui vẻ là quan trọng nhất. Nếu như chỉ vì tình yêu hôn nhân khiến cho bản thân mình bị áp lực, không có lấy một ngày vui thì chấm dứt nó là quyết định thật sự không tồi.
Tuy nhiên, kết hôn đã khó, ly hôn lại càng là một quyết định khó khăn hơn rất nhiều.
Để không khiến cho người ta phải hoang mang sau quyết định chấm dứt hôn nhân, hãy trả lời 4 câu hỏi sau thật sự kỹ càng. Nếu sau đó bạn vẫn cảm thấy mình tự chủ được tương lai tiếp theo thì hãy mạnh dạn quyết định.
1. Tôi có thực sự muốn ly hôn hay không?
Đúng vậy, bạn thật sự phải hỏi chính mình rằng phải chăng bạn muốn ly hôn, thật sự muốn rời đi và đã suy nghĩ kỹ về quyết định này.
Cuộc hôn nhân của hai bạn đã thực sự kết thúc chưa hay ý định này chỉ xuất hiện một cách vội vàng, bộc phát sau một mâu thuẫn nào đó. Bạn quyết định nó hay đang dùng cách này để làm cho đối phương thấy sợ hãi. Chuyện ly hôn này có nhất thiết không hay vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được chỉ sau một cuộc nói chuyện.
Có không ít người chuyện bé xé ra to, coi ly hôn như một cách để giải quyết toàn bộ xung đột hôn nhân. Như thế thì sự việc sẽ không đáng cho quyết định đó.
Nếu bạn thực sự muốn ra đi thì hãy tìm cách chuẩn bị cho chuyện ly hôn đó. Nên nhớ trong một cuộc hôn nhân, đừng có bao giờ nhắc nhiều đến quyết định này. Nếu bạn muốn chấm dứt thì cứ vậy mà tiến hành thôi.
Nếu bạn thực sự muốn chấm dứt hôn nhân thì đến với câu hỏi thứ 2 nhé.
2. Bạn có thể ly hôn không?
Việc ly hôn cũng tùy theo khả năng, không phải ai muốn bỏ là bỏ được.
Bạn có độc lập về tài chính, độc lập về tính cách không? Độc lập về tài chính sẽ giúp bạn có khả năng chi trả mọi chi phí trong cuộc sống sau đó. Độc lập về tính cách giúp bạn rời đi dứt khoát, không bị quyến luyến hay rơi vào cảnh suy sụp vì hôn nhân sụp đổ. Nếu hai thứ đó bạn không có đủ thì bạn làm sao mà có thể ly hôn nổi đây.
Khi chưa độc lập về tài chính thì bạn sợ đủ thứ, sợ không nuôi sống bản thân mình, sợ không duy trì được mức chi tiêu, sợ đủ thứ.
Nhưng nếu bạn đủ tiền nhưng tính cách chưa độc lập, không sống thiếu đối phương nổi thì ly hôn xong bạn sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn, thường xuyên hối hận muộn màng.
Ly hôn là quyết định lớn, bạn phải xem xét bản thân mình đã đủ khả năng chưa. Nếu chưa đủ năng lực thì phải trau dồi để khiến bản thân mạnh mẽ hơn, tự lập hơn trong toàn bộ hoàn cảnh.
3. Bạn chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với căng thẳng sau ly hôn chưa?
Khi bạn có thể ly hôn rồi, bạn cũng nên chuẩn bị mọi thứ để chống lại phong ba bão táp sau đó. Ai cũng có một nỗi sợ hãi tự nhiên về rối loạn trong mối quan hệ hay lối sống.
Bạn phải suy nghĩ xem người khác sẽ nhìn nhận về mình thế nào sau khi ly hôn. Bạn phải làm gì nếu như người khác chìa mũi dùi vào bạn một cách kỳ lạ, liệu bạn có thể chịu đựng được nỗi cô đơn hay không? Nếu gặp đúng người bạn có mở lòng hay không? Hoặc thậm chí là những câu hỏi như bạn có thể tự chăm sóc con một mình hay không…
Bạn phải lường trước tất cả mọi thứ vì nó rất dễ dàng xảy đến trong cuộc sống của bạn đấy.
4. Bài học trong cuộc hôn nhân đã tan vỡ là gì?
Nhà văn Trung Quốc Mi Mông từng nói: "Ly hôn không phải là thất bại mà là một loại dũng khí. Vậy khi dũng cảm nói lời chia tay với một cuộc hôn nhân bạn đã học được gì từ nó? Nó dạy cho bạn điều gì? Làm thế nào để có thể tránh bị "sa hố" lần sau?".
Tại sao cuộc hôn nhân của bạn kết thúc? Bạn cũng phải có trách nhiệm không thể tránh khỏi. Làm thế nào để bạn làm rõ trách nhiệm của mình trong cuộc hôn nhân này để tránh cho những điều tai hại như thế về sau.
Ly hôn là một sự kiện trọng đại, không thể nào xem thường được. Khi muốn ly hôn, bạn phải bình tĩnh, tự hỏi bản thân 4 câu hỏi trên rồi mới đưa ra quyết định.