Tại một số điểm trên vỉa hè ở Hà Nội cũng đã ít nhiều xuất hiện sự hiện diện của các quầy bánh. Mục đích chủ yếu là giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm mới trong mùa Trung thu 2018.

Trao đổi với chúng tôi, một nhân viên của hãng bánh khá nổi tiếng vừa dựng quầy trên phố Tố Hữu (Hà Đông - Hà Nội) cho biết: "Hãng mới dựng quầy để bày bán bánh Trung thu cách đây 3 ngày, tuy nhiên thời điểm này chủ yếu giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng chứ lượng bánh bán ra rất ít, mỗi ngày cũng chỉ có khoảng 10 khách quan tâm thôi chứ không nhiều".

Trước Tết Trung thu 2 tháng, bánh cổ truyền Bảo Phương đã nhận cọc của khách hàng nghìn chiếc - Ảnh 1.

Trên các chợ online, facebook nhiều người đã chào bán bánh cách đây nửa tháng.

Rất nhiều chị em phụ nữ đam mê làm bánh mùa Trung thu cũng đã đưa ra nhiều mẫu mã, hương vị cũng như tạo ra nhiều sản phẩm độc lạ, bắt mắt và quảng cáo rầm rộ trên facebook.

Trao đổi với PV, chị Nam Hương trú tại Hà Đông cho biết: "Bánh Trung thu làm không khó nhưng để phù hợp với hương vị, sở thích của nhiều người, đặc biệt là các gia đình trẻ cũng như trẻ nhỏ mới là điều quan trọng".

Chị Hương cũng cho hay: "Trong mùa Trung thu năm nay tôi bắt đầu sản xuất và chào bán với số lượng nhỏ giọt vì thực tế tiết trời vẫn còn rất nắng nóng, ít người ăn. Tuy nhiên chỉ khoảng 1 tháng nữa thôi số lượng khách ước tính sẽ tăng lên nhiều".

Trước Tết Trung thu 2 tháng, bánh cổ truyền Bảo Phương đã nhận cọc của khách hàng nghìn chiếc - Ảnh 2.

Bánh cổ truyền vẫn được nhiều người ưa chuộng trong mùa Trung thu năm nay.

Trong khi đó, chị Minh Vân trú tại quận Cầu Giấy tiết lộ: "Thường thì thời điểm này mọi năm cũng bán được rất ít, năm nay cũng vậy. Tuy nhiên vào dịp Rằm tháng 6 hoặc mùng 1 tháng 7 Âm lịch sẽ bán ra nhiều hơn so với những ngày bình thường".

Trước Tết Trung thu 2 tháng, bánh cổ truyền Bảo Phương đã nhận cọc của khách hàng nghìn chiếc - Ảnh 3.

Thụy Khuê nơi được biết đến với con phố có nhiều tiệm bánh Trung thu cổ truyền.

Đặc biệt, một số tiệm bánh Trung thu truyền thống, cổ truyền đã và đang chào bán từ nhiều ngày nay. Theo ghi nhận tại các tiệm bánh trên phố Thụy Khuê (Tây Hồ - Hà Nội), Xuân Đỉnh... các sản phẩm bánh cổ truyền năm nay vẫn giống như mọi năm, lượng khách hàng không nhiều nhưng túc tắc vẫn có người hỏi mua.

Trước Tết Trung thu 2 tháng, bánh cổ truyền Bảo Phương đã nhận cọc của khách hàng nghìn chiếc - Ảnh 4.

Thị trường bánh Trung thu 2018 bắt đầu khởi động.

Trao đổi với PV, chị Thu Thủy - chủ tiệm bánh cổ truyền Bảo Phương (201A Thụy Khuê) tiết lộ: "Chúng tôi bán bánh quanh năm nhưng cách đây hơn 10 ngày bắt đầu có khách, hiện tại bình quân mỗi ngày cũng có vài chục khách kéo đến hỏi mua".

Cũng theo vị chủ tiệm này cho biết, khách mua bánh dịp này chủ yếu là người có tuổi hoặc người thân mua biếu cha mẹ. Sát những ngày rằm tháng 6 Âm lịch lượng khách nhiều hơn so với trước đó.

Trước Tết Trung thu 2 tháng, bánh cổ truyền Bảo Phương đã nhận cọc của khách hàng nghìn chiếc - Ảnh 5.

Cảnh nhân viên đưa bánh vào lò nướng.

Theo tiết lộ của chủ tiệm bánh cho biết, nhiều người Hà Nội xưa muốn thưởng thức hương vị mùa Trung thu sớm nên cũng đã mua về thưởng thức.

Chủ tiệm bánh cũng cho hay: "Năm nay một số nguyên liệu làm bánh tăng cao hơn so với mọi năm, nhưng đến thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn giữ giá bánh y như mọi năm để phục vụ người tiêu dùng".

Trước Tết Trung thu 2 tháng, bánh cổ truyền Bảo Phương đã nhận cọc của khách hàng nghìn chiếc - Ảnh 6.

Tiệm bánh cổ truyền Bảo Phương tiết lộ đã nhận cọc hàng nghìn chiếc bánh cho mùa Trung thu 2018.

"Dù còn đúng 2 tháng nữa mới đến Trung thu nhưng gia đình tôi đến thời điểm hiện tại đã nhận hàng trăm đơn đặt hàng của khách chủ yếu là giao bánh dịp sát Trung thu. Những khách hàng này chủ yếu là các đơn vị, công ty, doanh nghiệp tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành lân cận đặt trước để làm quà biếu cho nhân viên".

"Họ đặt trước thế này khá thuận với chúng tôi cho việc lên kế hoạch sản xuất, nếu đặt hàng trăm chiếc sát ngày thì chắc chắn lúc đó chúng tôi chỉ biết từ chối vì khi đó ưu tiên phục vụ người dân", chủ tiệm nói.

Đây cũng là thời điểm các hãng bánh lớn, tiệm bánh cổ truyền hoặc người dân sản xuất nhỏ lẻ chuẩn bị khâu "nước rút" chuẩn bị tung sản phẩm bánh phục vụ mùa Trung thu cho người dân khắp cả nước.