Ngày 4/6 vừa qua, phiên tòa xét xử nghi phạm vụ án bé Nhật Linh đã được mở lại sau thời gian dài bị “đóng băng" vì nghi phạm Kamimasa Shibuya ngoan cố, quyết giữ quyền im lặng trong suốt quá trình điều tra. Dù Viện Kiểm sát đã đưa ra nhiều bằng chứng không thể chối cãi như ADN tìm được trên thi thể nạn nhân, hình ảnh thu được từ camera chứng tỏ Shibuya cưỡng bức và sát hại cô bé 9 tuổi nhưng phía luật sư biện hộ vẫn khẳng định bị cáo vô tội và thậm chí còn đổ cho phía công tố ngụy tạo bằng chứng. Phiên tòa sơ thẩm kết thúc vào ngày 18/6 và theo thông tin mới nhất, Viện trưởng Viện Kiểm sát sẽ đưa ra phán quyết đối với bị cáo nghi giết hại bé Nhật Linh là Shibuya tại phiên tòa diễn ra ngày 6/7.

Trước vụ bé Nhật Linh, đã có trường hợp gia đình nạn nhân thu thập chữ ký và thay đổi được quyết định của tòa án dành cho hung thủ - Ảnh 1.

Anh Lê Nhật Hào, bố của bé Nhật Linh, cầm di ảnh con gái đến phiên tòa ngày 4/6.

Cuối tháng 1 vừa qua, hình ảnh anh Lê Nhật Hào vận động chữ ký tại các nhà ga Nhật Bản đã gây xôn xao dư luận. Được biết, trong suốt hơn 6 tháng, anh cùng với người thân ở Nhật và Việt Nam đã tiến hành chiến dịch kêu gọi mọi người ký tên với hy vọng nhờ vào sức ép dư luận để đòi lại công bằng cho con gái đã khuất và yêu cầu mức hình phạt cao nhất dành cho kẻ thủ ác với tội danh bắt cóc, giết người và dâm ô. Tính đến thời điểm phiên tòa xét xử được mở lại, chiến dịch của anh Hào đã nhận được hơn 1 triệu chữ ký.

Trước vụ bé Nhật Linh, đã có trường hợp gia đình nạn nhân thu thập chữ ký và thay đổi được quyết định của tòa án dành cho hung thủ - Ảnh 2.

Trước vụ bé Nhật Linh, đã có trường hợp gia đình nạn nhân thu thập chữ ký và thay đổi được quyết định của tòa án dành cho hung thủ - Ảnh 3.

Nghi phạm Kamimasa Shibuya bị bắt từ lâu nhưng hắn vẫn ngoan cố giữ quyền im lặng khiến vụ án đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ở Nhật Bản, việc thu thập chữ ký được xem là chính đáng. Mặc dù việc làm này không có giá trị pháp lý hay đẩy nhanh tiến trình xét xử nhưng được xem là một tình tiết tăng nặng của vụ án, giúp bồi thẩm đoàn thấy được sự phẫn nộ của dư luận trước tội ác không thể dung thứ của tên tội phạm.

Trong quá khứ, cũng có rất nhiều trường hợp các gia đình nạn nhân vận động xin chữ ký của cộng đồng và thành công đòi lại công lý cho người đã khuất. Tiêu biểu là vụ án “trang web đen ở Nagoya" xảy ra vào năm 2007.

Tháng 8/2007, Kenji Kawagish thông qua một trang web chiêu mộ được Yuichiro Hondo, Tsukasa Kanda và Yoshitomo Hori, 3 kẻ vô công rỗi nghề với món nợ khổng lồ trên vai, tham gia vào phi vụ cướp tài sản của mình.

Sau khi kế hoạch đầu tiên thất bại và mất đi một thành viên là Hondo, 3 kẻ còn lại bắt đầu bàn bạc chuyển hướng kế hoạch. Kanda đưa ra đề nghị tìm một người phụ nữ, cướp của và giết luôn nạn nhân để xóa sạch dấu vết. Kawagish và Hori đều đồng ý với kế hoạch trên.

Trước vụ bé Nhật Linh, đã có trường hợp gia đình nạn nhân thu thập chữ ký và thay đổi được quyết định của tòa án dành cho hung thủ - Ảnh 4.

Chân dung 3 kẻ thủ ác.

Ngày 24/8/2007, 3 tên tội phạm tụ tập trên xe của Kanda tại một bãi đậu xe thuộc khu vực Nagoya. Đến 10 giờ tối, chúng tìm được đối tượng tiềm năng là cô Rie Isogai, khi đó đang trên đường về nhà. Hori xuống xe, giả vờ tiếp cận Isogai để hỏi đường trước khi khống chế lôi cô lên xe.

Chúng còng tay Isogai, dùng dao dọa bắt cô phải giao nộp tất cả tài sản trên người cũng như mật khẩu thẻ ATM. Sau khi đạt được mục đích, Kawagish có ý cưỡng bức Isogai nhưng bị 2 kẻ đi cùng ngăn cản. Hành động đồi bại của tên này càng khiến cô gái trẻ thêm hoảng loạn và vùng vẫy định nhảy ra khỏi xe chạy trốn. Tức giận trước sự phản kháng của Isogai, 3 tên tội phạm quyết định giết chết cô.

Bất chấp lời cầu xin của Isogai, tên cầm đầu Kanda dùng băng keo quấn quanh đầu cô. Với sự giúp sức của Kawagish và Hori siết cổ Isogai bằng dây thừng, Kanda tàn độc giết chết nạn nhân bằng 30 nhát búa vào người cô. Rạng sáng ngày hôm sau, chúng mang xác của nạn nhân đến thủ tiêu ở vùng rừng núi tỉnh Gifu.

Trước vụ bé Nhật Linh, đã có trường hợp gia đình nạn nhân thu thập chữ ký và thay đổi được quyết định của tòa án dành cho hung thủ - Ảnh 5.

Isogai (trái), nạn nhân xấu số trong vụ án cướp của, giết người.

Giải quyết xong xuôi mọi chuyện, 3 kẻ thủ ác tìm đến cây ATM gần nhất mong tìm được món hời nhưng phát hiện mật khẩu Isogai cung cấp không đúng. Chúng đành phải chia nhau số tiền mặt khoảng 60.000 yên trước khi hẹn gặp lại nhau vào buổi tối ngày 25/8/2007 ở ga Nagoya để tiếp tục một phi vụ cướp của, giết người tương tự.

Thế nhưng trước khi thực hiện tội ác tiếp theo, vào 1 giờ trưa cùng ngày, 1 trong 3 tên tội phạm là Kawagish đã gọi điện cho phía cảnh sát đầu thú vì sợ nhận án tử hình khi mọi chuyện bị phanh phui. Chỉ trong vòng chưa đầy 24 tiếng sau, cảnh sát đã tìm thấy thi thể của cô gái trẻ xấu số ở địa điểm theo như lời khai của Kawagish và bắt giữ 2 kẻ đồng lõa. Cả 3 sau đó bị buộc tội bắt cóc, chiếm đoạt tài sản, giết người và giấu xác. Riêng Kawagish nhận thêm tội cố ý cưỡng bức tại hiện trường xảy ra vụ án.

Phán quyết tử hình của tòa án Nhật Bản thường dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó số lượng nạn nhân thiệt mạng là tiêu chí quan trọng nhất. Việc Isogai là nạn nhân duy nhất trong vụ án này là lý do khiến tòa án chần chờ mãi vẫn không đưa ra phán quyết cuối cùng, bắt những kẻ thủ ác phải đền mạng cho tội ác của chúng.

Bức xúc trước điều này, mẹ của Isogai quyết định đứng lên đi tìm công lý cho con gái. Tháng 9/2007, bà bắt đầu vận động chiến dịch thu thập chữ ký của người dân Nhật Bản, kêu gọi bản án tử hình cao nhất dành cho 3 tên tội phạm trên. Chỉ trong vòng hơn 1 năm, mẹ Isogai đã thu thập được hơn 300 nghìn chữ ký của mọi người trên khắp đất nước, sự quan tâm của truyền thông cộng với sức ép quá lớn từ dư luận buộc tòa án không thể phán xử qua loa.

Trước vụ bé Nhật Linh, đã có trường hợp gia đình nạn nhân thu thập chữ ký và thay đổi được quyết định của tòa án dành cho hung thủ - Ảnh 6.

Mẹ của Isogai quyết định lên đường tìm lại công lý cho con gái đã khuất bằng chiến dịch thu thập chữ ký.

Vào tháng 3/2008, phiên tòa xét xử đưa ra phán quyết cuối cùng dành cho 3 tên tội phạm. Kanda và Hori nhận án tử hình trong khi Kawagish được cân nhắc khoan hồng xuống án tù chung thân nhờ hành vi đầu thú, cung cấp những thông tin có ích giúp cơ quan chức năng phá được vụ án nghiêm trọng.

Mẹ và bạn trai của nạn nhân không đồng ý với phán quyết của tòa nhưng hầu hết các tờ báo lớn Nhật Bản đều hết mực hoan nghênh. Sau đó, Hori kháng án thành công và được tòa giảm mức án tử hình xuống chung thân. Tuy nhiên, phía công tố viên trong quá trình điều tra phát hiện trước đó, tên này đã phạm tội giết chết 2 mạng người vào năm 1998. Cuối cùng, tòa quyết định vẫn giữ nguyên mức án tử hình dành cho 2 kẻ thủ ác.

Trước vụ bé Nhật Linh, đã có trường hợp gia đình nạn nhân thu thập chữ ký và thay đổi được quyết định của tòa án dành cho hung thủ - Ảnh 7.

Tên cầm đầu Kanda nhận mức án tử hình vì hành vi tội ác không thể dung thứ.

Trên thực tế, không có điều gì minh chứng rằng bản án tử hình được đưa ra bởi hơn 300 nghìn chữ ký kia song không thể phủ nhận sức ép dư luận và sự bức xúc của công chúng đã góp phần làm thay đổi quyết định của tòa án. Đây cũng chính là mục đích của gia đình bé Nhật Linh khi thu thập hơn 1 triệu chữ ký để kiến nghị tới tòa án Nhật Bản với mong muốn áp khung hình phạt cao nhất dành cho Yasumasa Shibuya, đòi lại công bằng cho cô bé người Việt đáng thương.

Chứng kiến những nỗ lực của gia đình nạn nhân, ai nấy đều hi vọng trong phiên tòa xét xử ngày mai, Viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh Chiba sẽ được ra hình phạt thích đáng đối với kẻ thủ ác để người ở lại vẫn giữ được niềm tin với luật pháp và người ra đi có thể yên nghỉ.

(Nguồn: Tổng hợp)