Đứt động mạch do vật sắc nhọn cứa vào, nhiều trường hợp sốc mất máu, thậm chí tử vong
Mới đây, một bệnh nhân 24 tuổi ở Thanh Hóa gặp tai nạn lao động làm đứt động mạch và dây thần kinh cánh tay, dẫn đến sốc mất máu. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu trong tình trạng mất máu, sơ cứu tại chỗ không đúng cách, huyết áp tụt. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị đứt động mạch cánh tay, đứt dây thần kinh giữa và trụ. Nguyên nhân được xác định là do lắp kính trong công trình thì bất ngờ tấm kính từ trên rơi vào cánh tay. May mắn là các bác sĩ đã nối động mạch thành công, nhờ song song với việc truyền máu liên tục.
Mới đây, một bệnh nhân 24 tuổi ở Thanh Hóa gặp tai nạn lao động làm đứt động mạch và dây thần kinh cánh tay, dẫn đến sốc mất máu.
Đứt động mạch do vật sắc nhọn cứa vào là chuyện không hề hiếm gặp. Đây là một sự cố thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và dẫn đến những tai nạn vô cùng thương tâm. Vào năm 2016, những vụ tử nạn vì tôn cứa cổ đã lấy đi tính mạng của nhiều người, trong đó có cả người già, phụ nữ và em nhỏ, ai ai cũng phải rùng mình khiếp sợ.
Cụ thể, vào ngày 23/9 của cậu bé 9 tuổi ở Hà Nội đang đạp xe trên đường và va vào tấm tôn trên chiếc xe xích lô đỗ ven đường. Dù đã được chuyển đi cấp cứu ở BV Bạch Mai nhưng do vết thương quá nặng, mất máu nhiều, cháu bé đã tử vong. Trong vụ việc này, các bác sĩ nhận định bé có thể có cơ hội được sống nếu sơ cứu cầm máu ban đầu đúng cách. Trong khi người dân chưa hết bàng hoàng thì sau đó 2 ngày, một phụ nữ 66 tuổi quê ở Hòa Bình đã tử vong sau khoảng 1 giờ cấp cứu tại BV 103 cũng do bị tấm tôn cứa vào cổ.
Vào ngày 23/9 của cậu bé 9 tuổi ở Hà Nội đang đạp xe trên đường và va vào tấm tôn trên chiếc xe xích lô đỗ ven đường.
Tất nhiên là chúng ta cần phải cẩn trọng hơn trong việc đi lại, lao động… tránh bị vật sắc nhọn cứa đứt động mạch chủ. Nhưng, trong cuộc sống, bạn không thể lường trước được bất cứ điều gì. Thay vì sợ hãi, trốn tránh, hãy trau dồi thêm những kỹ năng sống, sơ cứu khi bị đứt động mạch để ứng phó trước mọi tai nạn, tự cứu sống chính mình cũng như mọi người xung quanh.
Sơ cứu khi bị vật sắc nhọn cứa đứt động mạch đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia
Theo TS.BS Dương Đức Hùng (bác sĩ chuyên phẫu thuật, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai), người có trên 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tim và xử trí hàng chục nghìn ca cấp cứu mạch máu, trong các vụ tai nạn như thế, điều người dân cần quan tâm nhất chính là những mạch máu ở tay và cổ.
Trong các vụ tai nạn như thế, điều người dân cần quan tâm nhất chính là những mạch máu ở tay và cổ.
Bước đầu tiên khi thấy có vật sắc nhọn cứa đứt động mạch, cả bệnh nhân và những người giúp đỡ cần hết sức bình tĩnh để sơ cứu vết thương nhanh, chuẩn xác. Người làm sơ cứu cần bình tĩnh lấy tay chặn không cho máu chảy nhiều, dùng những thứ như vải, khăn, áo... để bịt vết thương. Chuyên gia nhấn mạnh trong những trường hợp đứt động mạch thì phải tiến hành sơ cứu cầm máu nhanh nhất có thể bằng cách sơ cứu ngay tại chỗ. Các bước sơ cứu cụ thể trong từng trường hợp như sau:
Vết thương ở tay
- Dùng dây buộc lỏng cạnh vết thương.
- Dùng bút hoặc que đũa xoáy cho đến khi nào máu không còn chảy.
Bước đầu tiên khi thấy có vật sắc nhọn cứa đứt động mạch, cả bệnh nhân và những người giúp đỡ cần hết sức bình tĩnh để sơ cứu vết thương nhanh, chuẩn xác.
Vết thương ở chân
Cần phải cố định chân lại trước khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Nếu như di chuyển bệnh nhân khi chưa được cố định chân, các đầu xương có thể chọc và gây tổn thương các bộ phận xung quanh, ảnh hưởng thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng... và đau. Chú ý băng bó để bệnh nhân bất động phía trên và dưới vết thương.
Vết thương ở cổ
Đối với vết thương ở cổ nên có thêm một chiếc thước hoặc một que nhỏ để làm đối trọng, giúp nạn nhân có thể thở được.
"Điều quan trọng nhất là người dân sau khi được sơ cứu khi bị đứt động mạch đúng cách thì cần đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt", TS.BS Hùng nói. Tại đây đội ngũ y tế sẽ sơ cứu và chuyển bệnh nhân đến nơi có khả năng giải quyết tốt nhất.