Bờ môi căng dầy, gợi cảm từ lâu đã là tiêu chuẩn "đẹp" được nhiều chị em hướng đến. Chính vì lẽ đó, nhiều cô nàng thường tìm đến các phương pháp để làm dầy môi, như tô son lem tràn viền môi hay sử dụng "cốc hút" để khiến môi căng mọng. Ngoài ra nhiều chị em còn đầu tư đi bơm môi để có được làn môi ưng ý nhất, thế nhưng phương pháp này cũng tồn tại nguy hiểm lớn, điển hình như việc tiêm môi ở những cơ sở nhỏ lẻ với bác sĩ có tay nghề thấp và chất làm đầy filler không đảm bảo.

Từ clip nặn cục filler từ môi bệnh nhân, bác sĩ thẩm mỹ này muốn nhắn nhủ 1 điều với những ai có ý định tiêm môi thẩm mỹ - Ảnh 1.
Từ clip nặn cục filler từ môi bệnh nhân, bác sĩ thẩm mỹ này muốn nhắn nhủ 1 điều với những ai có ý định tiêm môi thẩm mỹ - Ảnh 2.

Trong 1 bài đăng mới đây trên trang Instagram cá nhân, tiến sĩ Yursa - từng có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ, cô từng nhận bằng cử nhân danh dự của trường Đại học King khoa Y tế, hiện tại cô còn hợp tác giảng dạy chuyên ngành y khoa tại nhiều trường đại học ở London. Đồng thời cô Yursa cũng là bác sĩ thẩm mỹ, chủ phòng khám Dr Yursa Clinic, chính vì vậy cô đã gặp rất nhiều trường hợp biến chứng đáng sợ do phẫu thuật hỏng. Mới đây cô Yursa vừa chia sẻ 1 hình ảnh khá đáng sợ của 1 người phụ nữ đã tiêm môi với loại filler kém chất lượng. Theo đó, người phụ nữ này đã đi tiêm môi từ 5 năm trước. Tuy nhiên suốt từ đó đến nay môi của cô khá cứng, bị lệnh và không tự nhiên; cô đã phản ánh lại điều này với bác sĩ phẫu thuật của mình khi đó nhưng họ lại trấn an, nói rằng môi cô đã rất đẹp.

Từ clip nặn cục filler từ môi bệnh nhân, bác sĩ thẩm mỹ này muốn nhắn nhủ 1 điều với những ai có ý định tiêm môi thẩm mỹ - Ảnh 3.

Tiến sĩ/ Bác sĩ thẩm mỹ Yursa.

Sau 5 năm tiêm môi filler, người phụ nữ này đã tìm đến bác sĩ Yursa để cải thiện tình hình. Với trường hợp của cô gái này, bác sĩ Yursa đã sử dụng kim tiệt trùng chọc 1 lỗ nhỏ trên môi để đẩy toàn bộ phần filler cũ ra ngoài, trả lại làn môi tự nhiên nhất. Dễ thấy phần filler cũ đã bị vón cục, đóng cứng trên môi của người phụ nữ này.

Từ clip nặn cục filler từ môi bệnh nhân, bác sĩ thẩm mỹ này muốn nhắn nhủ 1 điều với những ai có ý định tiêm môi thẩm mỹ - Ảnh 4.

Theo bác sĩ Yursa giải thích hiện tượng này xảy ra do người phụ nữ trên đã tiêm loại filler kém chất lượng. Loại filler này không tan vào cơ thể, mà đóng kết trên môi tạo thành những cục u sưng nhỏ khiến môi bị cứng và không tự nhiên. Ngoài ra, bác sĩ phẫu thuật cũ của cô gái cũng không có tay nghề chuyên nghiệp, khiến filler bị vón cục mà không đưa ra phương pháp giải quyết.

Từ clip nặn cục filler từ môi bệnh nhân, bác sĩ thẩm mỹ này muốn nhắn nhủ 1 điều với những ai có ý định tiêm môi thẩm mỹ - Ảnh 5.

Một người phụ nữ khác cũng gặp phải tình trạng filler trên môi bị đóng cục tương tự, bác sĩ Yursa dùng kim tiệt trùng chọc để tạo lỗ hổng đẩy hết phần filler cũ ra ngoài.

Từ clip nặn cục filler từ môi bệnh nhân, bác sĩ thẩm mỹ này muốn nhắn nhủ 1 điều với những ai có ý định tiêm môi thẩm mỹ - Ảnh 6.

Phần filler kết đóng trên môi khiến môi bị cứng và thiếu tự nhiên.

Theo bác sĩ Yursa, tiêm làm đầy môi tuy là thủ thuật đơn giản, nhưng trọng tâm nằm ở tay nghề của bác sĩ và chất lượng filler mà họ sử dụng. Những cơ sở làm đẹp giá rẻ thường có đội ngũ nhân viên nghiệp dư, không thông qua đào tạo chuyên nghiệp. Chính vì vậy thông qua trường hợp của người phụ nữ này, bác sĩ Yursa hy vọng các chị em có thể tỉnh táo cảnh giác trước những lời quảng cáo hay những cơ sở tiêm làm đầy môi giá rẻ. 

Nguồn: Dr Yursa