Nếu đã thử tự làm bánh bao nhưng thành quả lại chưa được mĩ mãn cho lắm, lúc thì bánh hấp xong không nở, khi thì hấp xong bánh lại bị khô và bở, chị em thử kiểm tra xem mình có mắc phải sai lầm nào trong 2 sai lầm sau đây không nha.

Tự làm bánh bao nhưng hấp xong thì bánh vừa cứng vừa không nở: Rất có thể bạn đã mắc phải 2 sai lầm sau đây! - Ảnh 1.

Nhìn "chằm kẽm" quá nè!

2 sai lầm nhất định phải tránh khi ủ bột làm bánh bao

1. Ủ bột không đúng kỹ thuật và không đủ thời gian

Công đoạn ủ bột bánh bao yêu cầu sự tỉ mỉ rất cao vì chỉ cần thực hiện không đúng kỹ thuật thì bột sẽ không nở đạt. Sau khi nhào bột xong, bạn dùng tay gấp các mép bột lại sao cho khối bột tròn trịa rồi mới cho vào âu, phủ khăn ẩm lên trên và để ở nơi không quá khô hoặc nóng. Sau 1-2 tiếng, phần bột này sẽ nở dần lên và đạt kích thước mong muốn thì mới lấy bột ra làm bánh.

Tự làm bánh bao nhưng hấp xong thì bánh vừa cứng vừa không nở: Rất có thể bạn đã mắc phải 2 sai lầm sau đây! - Ảnh 2.

Dùng khăn ẩm ủ bột chứ tuyệt đối không nên dùng màng bọc thực phẩm nha!

Việc phủ khăn ẩm lên trên thau bột sẽ giúp bột tránh tiếp xúc với không khí. Bột sẽ không bị khô, cứng sau khi ủ. Nếu bạn không ủ bột đủ thời gian, bánh sau khi hấp sẽ bị chai, nở kém. 

2. Cho định lượng men nở quá ít so với lượng bột làm bánh

Trường hợp này thường xảy ra khi bạn chưa quen ủ bột bánh hoặc mới làm bánh lần đầu.  Thông thường, cứ 300gr bột làm bánh bao, bạn nên cho 6gr men nở. Tuy nhiên, nếu thử trộn men nở và bột làm bánh đúng tỷ lệ trên mà bánh hấp xong vẫn không nở? Vậy thì chị em nên kiểm tra lại chất lượng men nở nhé!

Một vài tình trạng thường gặp khi ủ bột làm bánh bao và nguyên nhân

Bột bánh bị chua: Nếu gặp tình trạng bột bánh bị chua tức là bạn đã ủ bột quá lâu. Hoặc do quá nhiều bột nở hoặc bột khai khiến bột bánh bị đổi mùi vị.

Bột bánh bị nhão: Do bạn đã cho quá nhiều nước khi trộn bột làm bánh bao.

Bột bánh khi làm bị cứng: Là do bột bánh bao không qua thời gian ủ bột hoặc ủ bột chưa đạt.

Tự làm bánh bao nhưng hấp xong thì bánh vừa cứng vừa không nở: Rất có thể bạn đã mắc phải 2 sai lầm sau đây! - Ảnh 3.

Bột bánh bị cứng cũng là nguyên nhân khiến bánh không nở sau khi hấp

Vỏ bánh bao bị đắng: Chất lượng bột mì bạn sử dụng có thể không tốt hoặc đã hết hạn.

Vỏ bánh sau khi làm bị ngả vàng: Bạn đã hấp bánh trong thời gian lâu liên tục. Việc này khiến vỏ bánh chuyển màu do trong bột có trứng. Nếu bột không chuyển sang màu vàng mà trắng đục là vỏ bánh có sử dụng thuốc tẩy trắng. Tuy nhiên, mẹo để hấp bánh bao luôn giữ được màu trắng lại rất đơn giản. Bạn hãy cho thêm một chút giấm ăn hoặc nước cốt chanh vào nồi nước hấp bánh. Bánh sẽ cải thiện được hiện tượng ngả màu.

Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có thêm những bí quyết để làm bánh bao vừa ngon, vừa đẹp và không bị hỏng nữa nha!