Thông thường, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để thu thập rác thải, bỏ vào túi, mang ra khu vực để rác hoặc chờ xe rác đến chở đi đổ. Mỗi ngày đều vất vả như vậy.

Tuy nhiên, nếu bạn đang trồng cây, đừng bỏ lỡ cơ hội thu thập rác thải từ thực phẩm này để xử lý làm phân bón, vừa bảo vệ môi trường vừa giúp cây trồng tốt tươi, năng suất.

Các loại thực phẩm có thể sử dụng làm phân bón

Có khá nhiều thực phẩm có thể sử dụng làm phân bón như vỏ trái cây, vỏ trứng, xương cá, thịt lợn, bánh mì… Các loại rác thải này hoàn toàn có thể trở thành nguồn phân bón giàu dinh dưỡng cải tạo đất và giúp cây tươi tốt.

Tự làm phân bón từ thực phẩm bỏ đi, vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp cây trồng lớn nhanh như thổi - Ảnh 1.

Cách làm

- Đầu tiên là bạn chuẩn bị một thùng nhựa 20 lít có đục lỗ xung quanh thành phía trên để thông hơi. Tiếp đó là bọc lưới bên ngoài để ngăn ngừa ruồi có thể vào để đẻ trứng gây ra mùi khó chịu.

- Bước tiếp theo, bạn bỏ các loại rác thải thực phẩm đã thu thập được vào thùng, trộn đều và đóng nắp lại. Ban đầu, sẽ không cần thêm nước vì phế liệu thực phẩm thường có độ ẩm cao. Bạn nên để vài ngày sau có thể đảo một lần cho các loại được ngấm.

- Sau khoảng 1 tuần, bạn có thể đổ thêm nước vào bên trong vì quá trình trao đổi chất sẽ tạo nhiệt.

- Mất khoảng 30 ngày để khối lượng phân bón có thể tạo thành chất lỏng phù hợp để bón cho cây trồng. Khi tưới cây, bạn nên pha với nước để tạo dung dịch phù hợp với từng loại cây trồng. Sau khoảng thời gian này, vi khuẩn bên trong thùng sẽ ngừng phân hủy. Nguồn rác thải thực phẩm đã biến thành phân hữu cơ có màu đen sẫm và không có mùi hôi.

Bạn có thể linh hoạt áp dụng cách làm này cho việc tạo nguồn phân bón khi làm vườn. Nguồn phân hữu cơ, lá cây, rác thải thực phẩm từ nhà bếp… đều có thể ủ để tạo thành nguồn dinh dưỡng an toàn cho đất, bổ sung chất cho cây trồng năng suất, phát triển tươi tốt.

Theo Baanlaesuan