Nhiều người gặp nạn sau khi truyền dịch tại nhà

Thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, Bà Vũ Thị Bai 56 tuổi ở Hải Dương, mệt mỏi trong người nên ra tiệm thuốc mua một chai dịch về nhà nhờ người truyền hộ. 10 phút sau khi truyền dịch, bà Bai cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run.

Người nhà vội vàng rút kim truyền và đưa bà đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cấp cứu ngày 27/9. Theo gia đình của bà Mia, bà Bai vốn thể trạng ốm yếu, đã từng tự truyền dịch tại nhà, lần này không may xảy ra sự cố.

Tự làm việc này tại nhà mỗi khi cảm thấy ốm đau, cẩn thận tắc thở lúc nào không hay! - Ảnh 1.

Việc tự truyền dịch tại nhà có rất nhiều rủi ro đến sức khỏe, tính mạng nhưng vẫn rất nhiều người không hề lường trước.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên gặp sự cố nguy hiểm khi tự truyền dịch tại nhà. Nhiều năm trước cũng có rất nhiều vụ tự truyền dịch tại nhà dẫn đến nguy hiểm tính mạng, thậm chí khiến nạn nhân tử vong. Vào năm 2014, bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Ngọc (23 tuổi, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An) đã tử vong sau 50 ngày cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai. Trước đó, bệnh nhân này chỉ bị cảm cúm và được gia đình đưa đến chữa trị tại nhà một y tá về hưu. Sau 9 ngày được truyền nước lẫn dùng kháng sinh, bệnh tình của nạn nhân càng nặng thêm, vào cấp cứu tại bệnh viện nhưng không kịp.

Trước đó, đầu năm 2014, bệnh nhân Võ Văn Dự (26 tuổi, ngụ xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau) cũng đã tử vong ngay sau khi được truyền nước biển vào người. Cụ thể, sau khi truyền nước được vài phút, anh Dự bị sốc và chết ngay tại chỗ. Các bác sĩ cho biết trước khi tử vong anh Dự có truyền dung dịch Natri Clorua 9‰ (có tiêm dịch truyền kali).

Tự làm việc này tại nhà mỗi khi cảm thấy ốm đau, cẩn thận tắc thở lúc nào không hay! - Ảnh 2.

Nhiều người cho rằng như vậy sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đỡ tốn tiền đến bệnh viện.

Có thể nói, việc tự truyền dịch tại nhà có rất nhiều rủi ro đến sức khỏe, tính mạng nhưng vẫn rất nhiều người không hề lường trước. Nhiều người cho rằng như vậy sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đỡ tốn tiền đến bệnh viện. Thực sự việc tự truyền dịch tại nhà không đơn giản là mua chai nước, kim tiêm về cắm vào rồi đợi chảy từng giọt vào cơ thể mà ẩn chứa rất nhiều nguy hại khó lường.

Vô vàn rủi ro khó lường từ việc tự truyền dịch tại nhà

Theo BS Nguyễn Trung Cấp (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), việc tự truyền dịch tại nhà khi không rõ mình đang mắc bệnh lý cụ thể ra sao, chỉ là do mệt mỏi… vô cùng nguy hiểm. Không phải loại bệnh nào cũng được phép truyền dịch. Để truyền dịch, bác sĩ cần căn cứ vào loại bệnh và tình trạng cấp cứu để chỉ định cụ thể cho bệnh nhân loại dịch truyền phù hợp.

Tự làm việc này tại nhà mỗi khi cảm thấy ốm đau, cẩn thận tắc thở lúc nào không hay! - Ảnh 3.

Việc tự truyền dịch tại nhà khi không rõ mình đang mắc bệnh lý cụ thể ra sao, chỉ là do mệt mỏi… vô cùng nguy hiểm.

Với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến như nhiễm trùng hoặc việc đưa vào cơ thể một lượng nước lớn sẽ có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không chịu như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc…

"Truyền dịch được thực hiện cho người mắc bệnh nặng cần cấp cứu hoặc người không thể uống thuốc. Nhưng dùng loại dịch truyền nào cũng phải tùy vào từng trường hợp cụ thể, liều lượng truyền phải cân nhắc, tính toán cho từng trường hợp cụ thể. Hơn thế là phải có sự theo dõi của bác sĩ chứ không tùy tiện làm tại nhà được", BS Nguyễn Trung Cấp nói.

Trong các biện pháp chữa bệnh, tiêm truyền là biện pháp kỹ thuật rất dễ xảy ra các tai biến bao gồm cả dị ứng và các phản ứng khác nhau của thuốc. Tai biến thường xảy ra nhanh, ngay cả khi đang trong quá trình tiêm truyền, thậm chí đã có trường hợp tử vong.

Tự làm việc này tại nhà mỗi khi cảm thấy ốm đau, cẩn thận tắc thở lúc nào không hay! - Ảnh 4.

Trong các biện pháp chữa bệnh, tiêm truyền là biện pháp kỹ thuật rất dễ xảy ra các tai biến bao gồm cả dị ứng và các phản ứng khác nhau của thuốc.

BS Cấp khẳng định: "Chỉ nên truyền dịch khi không thể ăn được uống được, chứ còn ăn được uống được không tội gì chọn giải pháp là truyền nước".

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp…, người bệnh không thể ăn, uống được. Những bệnh nhẹ không nên truyền dịch.

Các chuyên gia cùng khuyến cáo, bên cạnh việc nhiều người tự truyền dịch tại nhà, rất nhiều người cũng đến tiêm truyền tại những nơi không phải cơ sở y tế, dẫn đến những nguy hiểm tính mạng chẳng kém. Rất có thể bạn sẽ gặp phải người tiêm không có chuyên môn, dùng thuốc không đúng, thuốc không an toàn, nguy cơ gặp tai biến cao hơn rất nhiều.

Do đó, bất cứ ai cũng không nên tự truyền dịch tại nhà. Việc truyền dịch nhất thiết phải được bác sĩ chỉ định và thực hiện ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện xử lý khi xảy ra tai biến. Không được tự tiêm truyền ở nhà, tại những nơi không phải cơ sở y tế, đặc biệt kể cả nhân viên y tế cũng không được tự tiêm truyền ở nhà.