Được biết cô gái trong câu chuyện hi hữu này hiện đang là sinh viên theo học tại Trường Đại học California State thuộc quận Los Angeles, bang California, Mỹ. Sau giờ học khoa học về nhóm máu tại trường học, trước lớp học 243 sinh viên, cô đã đưa ra một thông báo "động trời" rằng người cha mà cô vẫn tin là cha ruột thực chất là người mà cô phải gọi bằng bác. Cuộc tình không được xã hôi ủng hộ giữa mẹ và người bác của cô đã giấu cô một lời nói dối trong suốt 21 năm qua .
Câu chuyện đi tìm sự thật tình cờ và bất đắc dĩ này của cô sinh viên trẻ đã được chia sẻ công khai trên mạng xã hội từ một tài khoản Tweet có tên là Anya Hettich – được cho là bạn học cùng trường với cô.
Tự lấy bản thân làm ví dụ trong giờ học khoa học, cô gái trẻ mới nhận ra sự thật về người cha ruột của mình - Ảnh minh họa.
Toàn bộ 10 đoạn Tweet của Anya được cư dân mạng chia sẻ như sau:
"Thứ Hai đầu tuần, lớp chúng tôi có một tiết học về nhóm máu và mối quan hệ giữa các nhóm máu trong các thành viên có cùng huyết thống. Một sinh viên lớp tôi đã đứng lên và cố gắng tìm câu trả lời cho thắc mắc rằng tại sao nhóm máu của cô ấy và nhóm máu của bố mẹ cô ấy không phù hợp với bảng kết quả mô tả di truyền (hay con gọi là bảng Punnett).
Cô ấy nói với giáo sư của chúng tôi rằng bố cô ấy có nhóm máu O, mẹ cô ấy có nhóm máu A thế nhưng cô ấy lại có nhóm máu AB
Giáo sư của tôi rất ngạc nhiên và giải thích rằng kết quả di truyền đó là không thể xảy ra, giáo sư thậm chí đã vẽ ra bảng Punnett để cho cô ấy hiểu rõ hơn và cho rằng có thể cô ấy đã có nhầm lẫn gì đó về thông tin nhóm máu của gia đình mình.
Ảnh minh họa.
Cô ấy khẳng định rằng cô ấy chắc chắn về thông tin nhóm máu đưa ra và tự tin rằng rằng giáo sư đã mắc sai lầm nào đó.
Hôm nay, cô ấy đến lớp và giáo sư đã hỏi lại cô ấy về những gì đã thảo luận trong tiết học trước, về việc liệu thông tin nhóm máu là sai.
Giáo sư đã đúng, trước lớp học 243 sinh viên, cô ấy đã thông báo một tin giật gân rằng người bố của cô ấy thực chất là người mà cô ấy phải gọi là bác. Hóa ra mẹ của cô ấy đã có một mối tình vụng trộm với anh trai của chồng.
Cô ấy phải cảm ơn giáo sư vì sự kiên định của giáo sư đã giúp cô ấy phát hiện ra sự thật đã được giấu kín trong suốt 21 năm qua.
Giờ đây mẹ và "ông bố hờ" của cô ấy đã ly hôn".
Chúng ta đều biết, không thể dựa vào hệ thống nhóm máu để xác định liệu hai, ba hay nhiều người có cùng huyết thống hay không. Tuy nhiên dựa vào phương pháp nhóm máu ABO có thể dự đoán được khả năng mối quan hệ huyết thống cha con.
Nếu biết được nhóm máu của bố và mẹ có thể suy ra nhóm máu của người con. Tuy nhiên kết quả chỉ là tương đối.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhóm máu có thể di truyền cho thế hệ sau. Họ có thể "tiên đoán" được nhóm máu của người con dựa vào nhóm máu của bố mẹ. Và ngược lại, nhóm máu của con và người bố (hoặc mẹ) đã biết cũng có thể giúp xác định nhóm máu của mẹ (hoặc bố) chưa biết. Nhờ vậy, các nhà khoa học thời đó đã sử dụng nhóm máu để xác minh bố hoặc mẹ của một đứa trẻ. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính tương đối, độ chính xác không cao.
(Nguồn: Mirror)