Ngày 4/10, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế TP.HCM thành Đại học Kinh tế TP.HCM. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Đại học Kinh tế TP.HCM là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Đại học Kinh tế TP.HCM thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Kinh tế TP.HCM theo quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và quy định pháp luật có liên quan.

Như vậy, Đại học Kinh tế TP.HCM chính thức trở thành đại học thứ 7 ở Việt Nam, hoạt động theo mô hình "đại học đa ngành, đa lĩnh vực". Trước Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội là ngôi trường cũng mới chuyển đổi từ trường đại học sang đại học, trở thành đại học thứ 6 ở Việt Nam.

Từ ngày 4/10, Việt Nam có 7 "ĐẠI HỌC", bạn đã biết hết đó là những ngôi trường nào chưa? - Ảnh 1.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM chính thức chuyển thành Đại học Kinh tế TP.HCM

5 đại học trước đó là:

- Đại học Quốc gia Hà Nội: Tính tới đầu năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội có 12 đơn vị đào tạo thành viên gồm: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Trường Đại học Ngoại ngữ (trước là Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ); Trường Đại học Đại học Tự nhiên; Trường Đại học Đại học Công nghệ; Trường Đại học Đại học Việt Nhật; Trường Đại học Giáo dục; Trường Đại học Đại học Y dược; Trường Đại học Kinh tế; Trường Đại học Luật; Trường Quản trị và Kinh doanh; Khoa Quốc tế; Khoa Các Khoa học liên ngành.

Các Viện nghiên cứu khoa học, các đơn vị thành viên trực thuộc: Viện Trần Nhân Tông; Viện Công nghệ Thông tin; Viện Vi sinh vật và nghiên cứu về Công nghệ Sinh học; Viện Việt Nam học và phát triển Khoa học; Viện Đảm bảo về chất lượng giáo dục; Viện Tài nguyên và Môi trường; Viện Quốc tế Pháp ngữ.

- Đại học Quốc gia TP.HCM: Thành lập vào năm 1995, là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam với 38 đơn vị, trong đó có 7 trường đại học thành viên (Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc Tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học An Giang); 1 viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Môi trường và Tài nguyên); 2 khoa trực thuộc (Khoa Y, Khoa Chính trị - Hành chính); 1 Phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và 27 đơn vị trực thuộc là các tổ chức khoa học và công nghệ; thư viện; các tổ chức phục vụ đào tạo, dịch vụ.

- Đại học Thái Nguyên: 12 đơn vị đào tạo, bao gồm: Trường Đại học Sư phạm; Trường Đại học Y - Dược; Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp; Trường Đại học Nông Lâm; Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh; Trường Đại học Khoa học; Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông; Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai; Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang; Trường Ngoại ngữ; Khoa Quốc tế; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

- Đại học Huế: Đại học Huế là đại học đa ngành lớn gồm 8 trường đại học thành viên, 2 khoa trực thuộc và 1 phân hiệu: Trường Đại học Sư phạm; Trường Đại học Khoa học; Trường Đại học Y Dược; Trường Đại học Nông Lâm; Trường Đại học Nghệ thuật; Trường Đại học Kinh tế; Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường Đại học Luật; Khoa Giáo dục Thể chất; Khoa Du lịch; Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị. 

Ngoài ra còn có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học: Viện Tài nguyên và Môi trường; Viện Công nghệ Sinh học; Trung tâm Ươm tạo và chuyển giao công nghệ; Trung tâm Giáo dục Quốc phòng; Trung tâm Học liệu; Trung tâm Công nghệ Thông tin; Trung tâm Đào tạo Quốc tế; Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục; Trung tâm Đào tạo từ xa; Trung tâm Phục vụ Sinh viên; Nhà Xuất bản; Tạp Chí Khoa học.

- Đại học Đà Nẵng: Các trường trực thuộc gồm: Trường Đại học Bách khoa; Trường Đại học Kinh tế; Trường Đại học Sư phạm; Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật; Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn; Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum; Khoa Y Dược; Viện Nghiên cứu và đào tạo Việt - Anh.