Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, bình giữ nhiệt bao gồm ba loại thông dụng và tiện lợi nhất : bình lưỡng tính, bình thủy, bình thuỷ điện. Loại bình lưỡng tính: Có thể giữ độ nóng hoặc lạnh của thức uống, trái cây... trong 24-36 giờ, với dung tích 0,2-1,8 lít. Bình lưỡng tính được tráng một lớp men chống dính để tránh bám cặn, khử mùi clo trong nước. Bình lưỡng tính có loại Gali (Đài Loan), Tiger (Nhật), Zorirushi (Thái)...Bình thủy - bình trà: Có thể dùng bình đựng nước sôi hoặc làm bình trà, giữ nhiệt trong 12 giờ. Khi rót nước, bạn không phải mở nắp, chỉ cần nhấn nút bơm áp lực bằng cơ, nước sẽ chảy ra.
Bình có cấu tạo như bình thủy thông thường nhưng dưới nắp gắn thêm một phễu hình trụ dùng để bỏ trà khô hoặc tươi vào. Phễu được làm bằng cước và nhựa chịu nhiệt. Sản phẩm của Nhật (Tiger), Đài Loan (Gali), Trung Quốc (Lilac, Niko)... dung tích khoảng một lít. Để phân biệt, hai lớp thủy tinh bên trong bình thủy Nhật có ba chốt liên kết chịu lực ở đáy bình. Còn các loại bình thủy do các nước khác sản xuất thì ba chốt liên kết chịu lực này thường nằm bên hông bình.
Các loại bình giữ nhiệt
Bình thủy điện: Có thể đổ nước vào các loại bình thủy này và nấu như ấm điện. Bình cấu tạo bởi bốn lớp, hai lớp thủy tinh và hai lớp nhựa hoặc kim loại. Sản phẩm có nhiều hiệu như Sharp, Panasonic (hàng Nhật Bản lắp ráp ở Thái Lan), Gali (Đài Loan), Ichiban (Singapore), Tiger (Nhật)... dung tích 1,6-4 lít, giữ nhiệt trong 12 giờ. Có loại nhiều chế độ như chọn mức nước sôi 60–90–98 đô C, hẹn giờ đun sôi lại, hâm nóng.
Loại này có hệ thống bơm áp lực bằng điện, chỉ cần nhấn nút là nước chảy ra, có nút cài van khóa miệng bình bằng điện tử, tránh gây bỏng khi lỡ tay. Về chất liệu, bình giữ nhiệt có hai loại bằng nhựa và kim loại. Bình nhựa có kết cấu 2 lớp với phần không khí rỗng ở giữa để cách nhiệt. Ưu điểm của loại bình này là giá khá mềm, chỉ 40.000-100.000 đồng/bình, tuy nhiên giữ nhiệt kém, không dùng để đựng nước nóng.
Bình kim loại bền và chắc chắn hơn, vỏ màu kim loại sáng bóng (inox, thép không rỉ) hoặc sơn tĩnh điện (nhôm), chia thành hai loại: loại bên trong cùng chất liệu với vỏ, đựng được nước nóng 100 độ, nhưng chỉ giữ nhiệt được 8-24 giờ (nóng - lạnh); loại bên trong phủ một lớp silicon có chức năng giữ nhiệt tốt hơn, có thể giữ đá đến 48 giờ, nhưng chỉ sử dụng cho nước nóng dưới 70 độ C. Loại này có thể lên tới vài trăm ngàn. Muốn bình giữ được nhiệt lâu hơn thì không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần.
Nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.Theo hướng dẫn sử dụng của công ty Hachi Hachi, đơn vị cung cấp các loại bình giữ nhiệt, để bình giữ nhiệt đạt hiệu quả giữ nhiệt tối ưu, khi sử dụng khaáchhàng nên tránh để ở nơi có nhiệt quá cao hoặc quá thấp (tùy vào việc cần giữ nóng hay giữ lạnh) vì rất dễ làm giảm khả năng giữ nhiệt.
Bên cạnh đó, không đổ nước vào quá đầy, không sử dụng để đựng sữa bò, nước trái cây, nước canh xúp... Nếu đựng nước trà lâu, trà có thể bị biến màu vì vậy chỉ nên dùng trà túi lọc.Nếu trong bình xuất hiện cặn bám ở đáy thì có thể xử lý theo cách sau: Cho vào bình 1 lượng nước chứa khoảng 10% dấm ăn, không đậy nắp, ngâm khoảng 30 phút. Sau đó, dùng mút mềm rửa sạch bên trong bình rồi rửa lại bằng nước sạch. Hiện trên thị trường, loại bình và ca giữ nhiệt không nhãn mác, có xuất xứ từ Trung Quốc bày bán tràn lan, giá rẻ và chất lượng không đồng đều. Vì đây là sản phẩm mang tính “công nghệ”, thể hiện qua khả năng giữ nhiệt, người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín.