Như chúng tôi đã đưa tin, mới đây Công an quận Hà Đông đột nhập ngôi nhà trọ phát hiện 2 chiếc tủ lạnh chứa hàng nghìn thai nhi và một nhóm nam nữ thanh niên đang làm các thủ tục bảo quản cho các bé.

Nhiều câu hỏi được đặt ra, nguồn gốc những thai nhi này từ đâu? Nếu những thai nhi vô tội này bị phá bỏ từ các phòng khám, thì tại sao không mang đi chôn cất ngay lập tức mà phải bảo quản?

Đêm ngủ cùng thai nhi

Sau khi thu lượm về xác thai nhi sẽ được tắm rửa và bảo quản

Sau khi thu lượm về xác thai nhi sẽ được tắm rửa và bảo quản

Chuyển đến nghĩa tra

Chuyển đến nghĩa trang

Thánh lễ mỗi tháng 1 lần

Thánh lễ mỗi tháng 1 lần

Một thành viên của nhóm Tình nguyện chia sẻ, do nơi chôn cất các bé tại nghĩa trang thai nhi ở Nam Định cách thành phố đến 130km, hoặc nghĩa trang Đồi Cốc (Sóc Sơn) cũng chừng 60km. Vì vậy, các em TNV thường thuê nhà trọ rồi đặt các bé vào tủ lạnh bảo quản ngay chính nơi mình ở, sau đó mới chuyển tới nơi chôn cất.

"Do các TNV chủ yếu ở trung tâm, có những lúc đột xuất là lên đường đi thu lượm các em về, nếu di chuyển đến nghĩa trang luôn thì rất mất thời gian và tốn kém, vì vậy hiện tại tìm được một nơi tạm lưu trữ thai nhi cũng là một vấn đề khó khăn. Chúng em vẫn ngủ cạnh thai nhi là chuyện bình thường", một TNV chia sẻ.

Cũng theo thành viên nhóm tình nguyện, chỉ tính riêng nhóm này mỗi ngày đã thu lượm khoảng từ 30 đến 50 thai nhi. Với 10 địa điểm rải rác ở quanh Hà Nội, mỗi khi nhận được thông tin, các tình nguyện viên phải chia ra các mũi để đến nhận các bé.

"Nắng nóng, mưa gió hay bất kỳ lúc nào có thai nhi bị vứt bỏ là chúng em liên hệ cho nhau. Chúng em mỗi người đều có công việc chính ở công ty, hoặc kinh doanh tự do, ai đang ở khu nào tiện thì ghé qua mang các bé về", tình nguyện viên chia sẻ.

Mọi công việc đều được các tình nguyện viên lo chu đáo

Mọi công việc đều được các tình nguyện viên lo chu đáo

Theo các tình nguyện viên, mỗi lần thai nhi thu lượm về sẽ được thành viên trong nhóm làm các thủ tục vệ sinh sạch sẽ cho các bé, rồi bảo quản trong tủ, đến cuối tháng sẽ tổ chức các nghi thức tâm linh tại nhà thờ hoặc chùa, rồi đưa về chôn cất tập thể ở nghĩa trang.

 Cái "nghề" không ai hiểu

Phong trào nhặt xác thai nhi tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng có thể xuất hiện từ rất lâu, nhưng phát triển mạnh mẽ từ khoảng 20 năm trở lại đây. Xuất phát từ những người Công Giáo làm việc thiện nguyện theo giáo lý của họ với sứ mệnh Bảo vệ sự sống.

Có thể công việc này còn quá mới mẻ với số đông nên vào thời điểm đó, bản thân những tình nguyện viên cũng phải "thập thò", tránh những ánh mắt nhòm ngó thiếu thiện cảm mới có thể thu lượm được những chiếc túi ni lông màu đen, chứa đầy xác thai nhi. Xung quanh họ, luôn có những hoài nghi, ngờ vực. 

Bà Nhuận

Bà Nhiệm đã có gần 20 năm chuyên nhặt xác thai nhi

Khu đất được gia đình bà Nhiệm hiến làm nghĩa trang thai nhi

Khu đất được gia đình bà Nhiệm hiến làm nghĩa trang thai nhi

Bà Nguyễn Thị Nhiệm (sinh năm 1959, thôn Bến Cốc, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) đã nhiều năm tình nguyện làm công việc này. Gia đình bà và các cộng sự đã thu lượm hàng vạn thai nhi đem về chôn cất tại nghĩa trang của xứ đạo. Nhưng chỗ thì luôn thiếu, người giáo dân ngoan đạo đã hiến vài sào ruộng liền kề, để tiếp tục sứ vụ của một con chiên.

Bà Nhiệm chia sẻ, xuất phát từ đức tin Công giáo, hồi mới đầu bà chỉ muốn tiếp cận những hoàn cảnh có ý định chối bỏ đứa con trong bụng, để khuyên nhủ họ hãy bảo vệ sự sống và kính trọng món quà mà tạo hóa trao ban. Nhiều người ban đầu không thể hiểu được bà Nhiệm tại sao lại điên khùng như kẻ thần kinh, việc tiếp cận rất khó khăn.

Nghĩa trang thai nhi nơi chôn cất hàng vạn sinh linh vô tội

Nghĩa trang thai nhi nơi chôn cất hàng vạn sinh linh vô tội

Nhật ký của một trong số các TNV

Nhật ký của một trong số các nguyện viên

Những lần đi làm việc "vác tù và hàng tổng này", đôi khi bà Nhiệm gặp những cặp vợ chồng bước ra từ phòng khám thai, gương mặt trùng xuống với những nét day dứt lương tâm hiện rõ. Tuy vậy, việc bà tiếp cận để trực tiếp xin đứa con họ vừa bỏ đi về chôn cất cũng chẳng hề dễ dàng. Không ai hiểu công việc của bà cả, về mặt pháp lý thì càng khó khăn.

Công việc suôn sẻ hơn bắt đầu từ cách đây gần 20 năm: "Tôi đi chợ ở xóm bên cạnh thì có người phát hiện một xác hài nhi ngay trên đường. Thấy thương quá nên tôi đem về chôn. Nghĩ nhiều lắm, rồi tôi quyết định chôn ở ngoài ruộng của nhà mình", bà Nhiệm nhớ lại.

Chuỗi ngày bắt đầu công việc chôn cất các sinh linh bé nhỏ, bà Nhiệm không tránh khỏi những lời đàm tiếu, dị nghị. Nhưng rồi qua thời gian, công việc của bà nhận được sự tin tưởng, mến yêu của bà con làng xã. Nhiều người đã cùng bà làm công việc thiện nguyện này.

Hà Nội từng lập chuyên án điều tra

Cũng chính vì những hoài nghi đồn đoán, chẳng ai hiểu tại sao đêm muộn, sáng sớm lại có người lạ canh chừng trước cửa phòng khám phá thai, sau đó chính người này đem chiếc túi màu đen lẳng lặng đi khỏi địa bàn.

Ảnh tư liệu trong một chuyên án của Hà Nội tìm ra sự thật của chiếc túi ni lông màu đen

Ảnh tư liệu trong một chuyên án của Hà Nội tìm ra sự thật của chiếc túi ni lông màu đen

"Họ mang thai nhi đem đi bán, hay lấy nội tạng", một trong những câu hỏi hoài nghi phổ biến vào đúng thời điểm có thông tin cho rằng Trung Quốc mua bán nội tạng đang phát triển.

Vì vậy, năm 2013, nguyên Giám đốc Công an TP Hà Nội đã lập chuyên án, giao cho Phòng Cảnh sát Môi trường vào cuộc điều tra. Cuối cùng, cơ quan chức năng đã làm rõ "đường đi" của rác thải y tế độc hại của phòng khám phá thai ở Hà Nội, một số cơ sở đã bị xử phạt hành chính, thậm chí có những phòng khám bị rút giấy phép vì không được phép làm các thủ thuật phá thai tại phòng khám tư….

(Còn nữa)

Hành trình của hàng vạn thai nhi sau những đêm "đi săn" của các tình nguyện viên sẽ đi về đâu? - Ảnh 11.