PGS - TS Bác sĩ Lê Anh Thư - Trưởng khoa nội cơ xương khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy - Chủ tịch hội loãng xương Tp.HCM cho biết một số thông tin về bệnh loãng xương và cách phòng chống:
- Loãng xương không loại trừ bất kì ai, kể cả nam lẫn nữ, tuy nhiên phụ nữ thường là nạn nhân vì sau khi mãn kinh sự thay đổi nội tiết tố ở cơ thể phụ nữ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng xương. Hàm lượng oestrogen (nội tiết tố nữ có lợi cho xương) giảm hẳn, khiến xương mất đi Canxi cùng các khoáng chất khác nhanh hơn trước.
- Loãng xương có thể gây hậu quả nghiêm trọng, chẳng những đến cuộc sống của người bệnh mà còn những người thân chung quanh. Những vết rạn dẫn đến sự giảm chiều cao, còng lưng, làm cơ bắp đau đớn và yếu hẳn. Về lâu dài, người bị loãng xương có nguy cơ mất đi khả năng tự đi lại và qua đời sớm.
Nhiều người sai lầm cho rằng loãng xương chỉ là bệnh của người già. Thực tế nó đã âm thầm xuất hiện ngay từ khi còn trẻ. Và ngày nay căn bệnh loãng xương ngày càng xuất hiện nhiều trong giới trẻ, ở độ tuổi trên 30. Có thể đây cũng là nguyên nhân của sự thiếu vận động và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hiện tại, có thể tạm chia thành 3 giai đọan tiến triển của xương ở người phụ nữ như sau:
1./ Giai đọan tăng trưởng (đến 30 tuổi)
Mặc dù đây là giai đọan xương phát triển rất cần được quan tâm để có một cơ sở tốt cho xương về sau song thật đáng tiếc cũng là giai đoạn ít được quan tâm nhất do tâm lý chủ quan. Lượng canxi lý tưởng cho cơ thể ở độ tuổi này là 1000mg mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta cũng phải tăng cường bổ sung thêm vitamin D. Vì nếu không đủ vitamin D, cơ thể sẽ không hấp thụ được canxi.
2./ Giai đọan trưởng thành (30-50 tuổi)
3./ Giai đọan sau mãn kinh (trên 50 tuổi)
- Vận động nhẹ nhàng nhưng cố gắng duy trì mỗi ngày (dưỡng sinh, đi bộ).
- Thường xuyên khám sức khỏe và tư vấn các chuyên gia sức khỏe xương.
- Hàm lượng canxi khuyên dùng cho độ tuổi này là 1200mg mỗi ngày. Bên cạnh đó còn lưu ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất xương khác như vitamin D, kẽm, magiê.