Đó là trường hợp của chị Miho, một người phụ nữ Nhật Bản đã sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm.

5 năm sau khi kết hôn, chị Miho gần như đã từ bỏ hy vọng được làm mẹ khi được bác sĩ khám và thông báo mình mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và giảm dự trữ buồng trứng nặng. Không những vậy, chồng chị cùng bị hiếm muộn do tỷ lệ tinh trùng bình thường rất thấp.

Đến từ một đất nước mà đa số mọi người rất cầu toàn trong việc khám chữa bệnh, phải rất đắn đo cũng như được một người bạn đáng tin cậy giới thiệu, họ mới yên tâm đến Bệnh viện Hạnh Phúc (tỉnh Bình Dương) để điều trị.

Được bác sĩ động viên tinh thần cũng như được hỗ trợ nhiệt tình bởi các nhân viên khoa IVF ở đây, cuối cùng chị đã đậu song thai.

Tưởng không còn cơ hội làm mẹ vì hiếm muộn, người phụ nữ Nhật vỡ oà khi mang song thai tại Việt Nam - Ảnh 1.

Người phụ nữ Nhật đang từng ngày chào đón 2 thiên thần nhỏ chào đời.

Trở về Nhật để chờ 2 thiên thần chào đời, chị Miho không giấu nỗi sự vui mừng. Người vợ Nhật cho biết, chị sẽ trở lại Việt Nam sinh sống vì rất tin tưởng vào trình độ khám chữa bệnh của BV và bác sĩ Việt.

Còn chị Trịnh Thanh Thủy và anh Ron Chafe cũng đã trải qua hành trình suốt 6 năm để có được đứa con đầu tiên của mình. Là người Canada nên anh Ron Chafe chỉ tin tưởng một số ít bệnh viện ở Châu Âu và đi đến đâu anh cũng phải trao đổi với bác sĩ rất lâu mới dám tin tưởng cho vợ điều trị.

Nhưng suốt 3 năm cố gắng, lang bạt nhiều nơi, họ vẫn không có con. Một lần, khi được một bác sĩ người Ấn Độ ở một BV Singapore khuyên thử về Việt Nam điều trị tại một BV có tiêu chuẩn tương đương nhưng chi phí lại thấp hơn, họ quyết định đến BV mà chị Miho đã điều trị.

Tưởng không còn cơ hội làm mẹ vì hiếm muộn, người phụ nữ Nhật vỡ oà khi mang song thai tại Việt Nam - Ảnh 2.

Cặp chồng Tây - vợ Việt cũng đã được hưởng niềm vui làm cha mẹ khi đã lớn tuổi.

Sau khi bị thuyết phục hoàn toàn bởi bác sĩ và yên tâm điều trị, quả ngọt đã đến với gia đình anh khi cậu bé Dylan chào đời khỏe mạnh sau 6 năm chờ đợi.

"Tôi không ngừng đặt câu hỏi và bác sĩ luôn trả lời chân thành. Các bác sĩ cho tôi cảm giác mình biết mình đang làm gì, đang ở đâu, mọi thứ đều ổn. Nếu không ổn sẽ cho mình biết kịp thời"– Anh Ron Chafe nhớ lại cách làm việc của đội ngũ nhân viên y tế.

Đó là 2 trong số nhiều trường hợp bệnh nhân nước ngoài đến khám và điều trị thành công tại BV ở Việt Nam.

Là BV Sản - Nhi đầu tiên ở Việt Nam đạt chuẩn chất lượng con dấu vàng JCI, tính đến thời điểm hiện tại, BV Hạnh Phúc đã thu hút hơn 50.000 bệnh nhân người nước ngoài đến từ các quốc gia có nền y tế tiên tiến như Châu Âu, Châu Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh.

Tưởng không còn cơ hội làm mẹ vì hiếm muộn, người phụ nữ Nhật vỡ oà khi mang song thai tại Việt Nam - Ảnh 3.

BV Sản - Nhi đầu tiên ở Việt Nam vừa được trao chuẩn chất lượng con dấu vàng JCI vào ngày 27/11.

Trong đó có nhiều bệnh nhân ngoại quốc vô sinh hiếm muộn đã thực sự đã tìm được hạnh phúc trọn vẹn khi có con sau nhiều năm chờ đợi.

Để đạt được chứng chỉ trên, các BV phải đạt được chất lượng theo đúng các tiêu chí đánh giá của JCI với 8 bộ tiêu chuẩn chăm sóc người bệnh, 6 tiêu chuẩn quản lý BV, hệ tiêu chuẩn JCI đã trở thành một phần quan trọng trong công tác xây dựng và quản lý BV ở nhiều quốc gia.

Hiện nay, có gần 700 BV được cấp chứng nhận JCI ở hơn 100 nước trên thế giới.