Ngày còn son rỗi, chị Dương Linh Huyền, 26 tuổi ở Hà Nội cao 1m57, nặng 48,5kg. Đến thời điểm hiện tại khi đã mang thai ở tuần thứ 26, chị Huyền mới chỉ tăng thêm 2kg. Khi đi siêu âm, em bé được 945g, các chỉ số khác đều rất tốt.

May mắn hơn nhiều mẹ bầu khác, giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất chị Huyền không bị nghén nhiều, thỉnh thoảng gặp cảm giác buồn nôn thì chị uống nước chanh gừng nóng, giúp cơ thể đỡ mệt mỏi.

Qua giai đoạn nghén ngẩm thì chị Huyền ăn uống tốt hơn. Tuy nhiên, đến nay khi đã mang thai được hơn 6 tháng, nhiều người vẫn bất ngờ khi nhìn thấy bà bầu này bởi chị không thay đổi quá nhiều. Nếu mặc quần áo rộng rãi thì không ai biết chị đang mang thai.

53632162_2258836160813285_6713551800869322752_n
53632162_2258836160813285_6713551800869322752_n
54200976_342953659657973_3954728044169527296_n
54200976_342953659657973_3954728044169527296_n

Khi mặc quần áo rộng, nhiều người không biết chị Huyền đang mang thai. 

Chia sẻ về chế độ ăn uống của mình, chị Huyền cho biết, chị không ăn nhiều tinh bột dù luôn bị bố mẹ nhắc nhở phải ăn nhiều nhóm chất này. Buổi sáng, chị thường ăn những món có nước để dễ tiêu hóa như bún, miến, phở… Buổi trưa và tối, chị Huyền ăn một bát cơm kèm thức ăn. Ngoài ra, chị luôn bổ sung rất nhiều rau xanh và hoa quả: Hồng xiêm, roi, bơ, xoài, đu đủ chín, lựu… Mỗi loại đều có cái tốt riêng.

Hàng ngày chị Huyền cũng uống thêm sữa tươi không đường, nước hoa quả, nước canh và nước lọc, luôn đảm bảo cung cấp đủ 2 - 2,5 lít/ngày. Chị Huyền từng tham khảo nhiều loại sữa bầu nhưng vì có quá nhiều loại, không biết chọn loại nào cho phù hợp. Sau đó, chị thấy mọi người khuyên nên uống sữa tươi không đường, khi dùng thử, chị Huyền thấy dễ uống, lại vào con nhiều nên chị sử dụng đều đặn.

"Thực ra mình ăn uống rất tốt, không kiêng khem quá nhiều nhưng cũng không nhất thiết ép bản thân phải ăn những món quá bổ dưỡng nếu như không muốn hoặc thấy ngán.

Mình thích gì, thèm gì thì ăn thứ đấy, đặc biệt là rất nhiều hoa quả và rau xanh" – chị Huyền nói.

53218977_821899161497102_6939995666559008768_o
53218977_821899161497102_6939995666559008768_o
53507071_256021485347979_5454135280783065088_n
53507071_256021485347979_5454135280783065088_n

Mang thai ở tuần thứ 26, chị Huyền chỉ tăng đúng 2kg nhưng trộm vía em bé đạt chuẩn về cân nặng, các chỉ số khác cũng phát triển rất tốt. 

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, chị Huyền cũng thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Thời gian trước chị vẫn đi dạy năng khiếu, bây giờ tạm nghỉ ở nhà, chị Huyền thường đi bộ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa… Đó cũng là một cách để luyện tập.

Tâm lý của nhiều người vẫn quan niệm mang bầu là phải tăng cân nhiều nên thấy chị Huyền vẫn gọn gàng, mọi người cũng lo lắng và nhắc nhở chị, sợ mẹ tăng cân ít thì con không phát triển. Ông bà, bố mẹ khuyên chị Huyền nên ăn nhiều cơm, gà tần thuốc bắc, trứng vịt lộn… để tẩm bổ. Nhưng đến khi đi siêu âm, em bé vẫn vượt cân nặng và các chỉ số hoàn toàn tốt thì cả nhà yên tâm hơn và ủng hộ chị Huyền ăn uống theo sở thích, miễn sao bản thân phải thoải mái và cảm thấy ngon miệng với mỗi bữa ăn.

Tuyệt chiêu ăn uống “vào con không vào mẹ” của mẹ bầu 9x: Mang thai 26 tuần chỉ tăng 2kg, con khỏe mạnh, phát triển bình thường - Ảnh 3.

Bà mẹ trẻ vẫn xinh xắn như hồi chưa có bầu.

Chị Huyền cho rằng, quan điểm của mỗi người mỗi khác nhưng không nhất thiết cứ mang thai là phải ăn chế độ cho 2 người. Bởi khi phải ăn món mình không thích mà cứ cố ăn thì sẽ dễ bị buồn nôn, nôn, hoàn toàn không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ tăng cân quá nhiều cũng không phải điều tốt mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ chẳng hạn.

"Quan điểm của mình là mẹ cứ ăn uống thoải mái, ngon miệng thì con sẽ hấp thụ được, không cần tăng cân nhiều mà quan trọng nhất là mẹ khỏe, con khỏe" – chị Huyền nhấn mạnh.

Vì không tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai nên mọi sinh hoạt hàng ngày với chị Huyền vẫn diễn ra bình thường. Bản thân chị lúc nào cũng rất nhanh nhẹn, không bị nặng nề hay mệt mỏi, cũng chưa xuất hiện các triệu chứng đau nhức xương và lưng.