Theo KTS Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Công ty Thiết kế xây dựng T.L.V, có hai phương án cản bụi là chống bụi từ xa và cục bộ quanh nhà.
Nếu có diện tích sân, có thể sử dụng mặt nước hồ, ao cá, hòn non bộ. Khi đó, hơi ẩm sẽ cản phần nào bụi cuốn vào nhà. Cây xanh quanh nhà có tác dụng khá tốt trong việc tạo màn chắn và còn là "buồng phổi tự nhiên" bổ trợ cho môi trường sống.
Tuy nhiên, nếu không có khoảng không gian trống hay không thể trồng cây, bạn vẫn có thể dùng các giải pháp chống bụi từ ngoài vào trong.
Từ phía ngoài ban công, nhiều gia đình sử dụng rèm, mành để kết hợp chống bụi và chống nắng, nhất là những nhà hướng Tây. Nhược điểm của biện pháp này là làm mất tính mỹ quan khi nhìn từ phía ngoài của tòa nhà cũng như cản trở ánh sáng và sự thông thoáng. Các KTS khuyên nên sử dụng lam đúc phương dọc hay phương ngang hoặc bông gió ngoài ban công để cản bớt bụi. Hoặc cũng có thể sử dụng kính màu ở vị trí này để che chắn bụi.
Quây kín các cửa bằng kính kết hợp với điều hòa không khí cũng là một giải pháp chống bụi hiệu quả. Tuy nhiên, hạn chế của giải pháp này là nhà sẽ bít bùng, hầm hơi và thiếu thông thoáng.
Với hầu hết các nhà phố chỉ có một mặt tiếp xúc với bên ngoài, để đảm bảo cản bụi mà nhà vẫn thoáng, có thể nghĩ đến các giải pháp về cửa, cửa sổ, rèm và bình phong.
Với hệ thống cửa sổ, có những giải pháp như dùng lưới chống muỗi đóng thành cánh lồng vào hay thiết kế cửa lưới cuốn - một công hai việc.
Kết hợp lưới chống muỗi trên cửa sổ vừa đảm bảo mỹ quan
Cửa sổ hiện đại với các linh kiện đồng bộ được thiết kế
Sử dụng vách ngăn hờ (bức bình phong) đặt trước cửa nhà, trước phòng khách cũng giảm được bụi.
Các loại màn, rèm treo ở cửa cũng có tác dụng cản được bụi
Quạt chắn gió được biết đến là một giải pháp tối ưu trong việc tạo sự thông thoáng, dễ chịu và tiết kiệm năng lượng. Một luồng không khí được tạo ra khi quạt thổi không khí có vận tốc lớn hoạt động sẽ tạo ra một bức rèm trong suốt bằng không khí ngăn cản sự trao đổi nhiệt độ giữa hai môi trường cần ngăn cách, ngăn cản bụi, khói, mùi, côn trùng...