Cho bé tham gia vào giờ ăn của gia đình

Hãy để bé ngồi ăn cùng bố mẹ, bé sẽ nhìn thấy nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ làm tăng hứng thú của bé. Khi đó bé sẽ muốn thử nhiều loại thức ăn mới. Khi con bạn đang tận hưởng bữa ăn của mình, hãy đảm bảo rằng mẹ cũng đang ăn một bữa ăn nóng hổi! Nó tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé cùng cả gia đình.

Phải làm gì nếu bé 6 tháng tuổi từ chối ăn dặm - Ảnh 1.

Bé sẽ hứng thú nhiều đồ ăn trên mâm cơm và sẽ tự tìm tòi.

Tạo một môi trường lành mạnh, không bị phân tâm cho giờ ăn

Nếu bé dễ bị phân tâm bởi TV, điện thoại, ipad, âm nhạc, đồ chơi, v.v. Bé có thể khó tập trung vào việc thử các món ăn mới. Vì vậy khi ăn mẹ hãy để bé tập trung vào đồ ăn, bé cần khám phá những món ăn và vị của chúng.

Phải làm gì nếu bé 6 tháng tuổi từ chối ăn dặm - Ảnh 2.

Bé mải xem TV sẽ không tập trung vào giờ ăn tạo thói quen xấu

Làm theo sự dẫn dắt của bé

Nếu bé đang quay đầu hoặc đẩy chiếc thìa ra xa, có thể bé đã ăn no hoặc không thích thú. Nếu em bé khóc khi đĩa thức ăn bị lấy đi, có thể bé vẫn còn đói và mẹ có thể cho bé ăn nhiều hơn.

Đừng xúc liên tục

Liên tục đưa thìa vào miệng bé và gần như ép bé thử thứ gì đó sẽ không có lợi. Bé có thể sẽ khó chịu và mất hứng thú nhanh chóng. Mẹ hãy làm từ từ, hãy kiên nhẫn để bé cảm nhận vị của đồ ăn rồi hẵng xúc tiếp.

Phải làm gì nếu bé 6 tháng tuổi từ chối ăn dặm - Ảnh 3.

Ép bé ăn

Thời gian là chìa khóa

Hãy đảm bảo rằng bé không bị đói hoặc bị quá no. Bé đang nghiện vị sữa mẹ hoặc sữa công thức và đã bú đủ nên từ chối tất cả những món ăn mới. Hãy thử đợi một giờ giữa các lần cho ăn và cho ăn thức ăn đặc. Hãy lên kế hoạch giờ ăn cho bé. Đừng cho bé ăn gần sát giờ bé ngủ. Nếu lên kế hoạch cho bữa ăn quá gần giờ ngủ trưa, bé có thể sẽ quấy rầy. Không phải vì bé không thích thử những món ăn mới mà vì cảm thấy mệt mỏi.

Thử nghiệm với nhiều loại thức ăn dạng mềm

Một số em bé không thích thức ăn xay nhuyễn. Không sao đâu, hãy thử cho một lượng nhỏ cà rốt hoặc đậu bắp đập dập bằng nĩa. Mẹ sẽ tìm hiểu được những gì bé thích và không thích.

Thư giãn

Đừng để đây là khoảng thời gian căng thẳng, choáng ngợp đối với mẹ. Bé có thể cảm thấy rằng bạn đang lo lắng và bé có thể cảm thấy quá áp lực khi thử điều gì đó mới. Hãy vui vẻ và tìm hiểu thêm về sở thích của con bạn. Hãy để nó lộn xộn và chơi với thức ăn của mình. Đó là tất cả những gì khiến bé hứng thú với những gì mình thích. Hãy nhớ, đó là một quá trình học hỏi. Bé có thể cần thêm thời gian để khám phá các loại thức ăn!

Luôn giới thiệu từng loại thức ăn một và quan sát bất kỳ dấu hiệu nào của việc dị ứng thức ăn mới. Nếu bé tiếp tục từ chối thức ăn đặc khi bé lớn hơn hoặc nếu bạn cảm thấy bé có vấn đề về bú, hãy tìm lời khuyên y tế từ bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng.