01
Cách đây một hai tháng, một người qua đường khi đi ăn trong một tiệm mỳ bình dân đã gặp tỷ phú Thâm Quyến, Yao Zhenhua (chủ tịch của Baoneng Group - tập đoàn bất động sản và dịch vụ tài chính của Trung Quốc, và là người giàu thứ 52 của Trung Quốc tính đến tháng 8 năm 2020).
Vị tỷ phú mặc áo sơ mi và quần tây, ngồi trên chiếc ghế nhựa màu đỏ, đang ăn một tô mì canh có giá hơn mười tệ (10 tệ tương đương 35 ngàn đồng).
Bình thường và giản dị, quả thực khó có thể nhận ra ông là ông trùm bất động sản sở hữu khối tài sản hơn 200 tỷ (NDT).
Bức ảnh chụp tỷ phú Thâm Quyến Yao Zhenhua ngồi ăn mỳ trong một tiệm ăn bình dân
Bức ảnh chụp lén này nhanh chóng được lan truyền trên mạng và có kha khá bình luận hơi khoa trương như này:
"Ông trùm bất động sản từng khiến Chủ tịch Vương của Vanke (một tập đoàn bất động sản) khóc ròng, vậy mà lại ăn tô mỳ giá 18 tệ!"
"Người sở hữu hàng trăm tỷ mà còn đơn giản như vậy, chúng ta còn có lý do gì để không nỗ lực?"
"Một mình đi ăn, điềm tĩnh ăn một bát mỳ bình dân, rũ bỏ sự hào nhoáng, tâm thái này quả khó ai sánh bằng".
…
Thực ra, người giàu có tới cỡ nào cũng không thể bữa nào cũng ăn Nấm Truffle, trứng cá muối Caviar hay gan ngỗng béo Foie Gras được.
Chỉ là một bát mỳ, nhưng dần dần lại trở thành "câu chuyện khích lệ", "tinh thần khởi nghiệp", "bài học cuộc sống" …
Có đọc rồi mới biết, thì ra rất nhiều người bình thường trong chúng ta đều có những hiểu lầm về cuộc sống của người giàu.
02
Ở Trung Quốc, gần đây có một hot search (chủ đề được tìm kiếm rất nhiều) như này: "Có 100.000.000 (NDT) rồi, bạn sẽ hiểu được ‘nỗi khổ’ của người có tiền."
Tác giả của chủ đề này nói, bởi lẽ sau khi có 100 triệu (tệ), anh ấy sẽ đem số tiền này đi gửi ngân hàng.
Vậy thì ít nhất 1 năm, anh ấy sẽ lãi được 3 triệu (tệ), bình quân mỗi ngày sẽ có 8200 (tệ) vào tài khoản.
Nếu tính theo chi tiêu hiện tại thì:
Sáng ngủ dậy, đi ăn bát mỳ, hào phóng gọi thêm 1kg thịt bò, một bữa sáng hết 300 tệ.
Buổi trưa tới Haidilao ăn bữa lẩu, hết 1000 tệ.
Buổi tối ăn bữa cơm trứng xào cà chua 1000 tệ, trên đường về nhà mua chai coca 3 tệ.
Trước khi đi ngủ tính lại chi tiêu: "Ôi trời, hôm nay vẫn còn thừa 5897 tệ chưa tiêu hết…"
Ngày thứ hai lại tinh tinh, 8200 tệ tiền lãi lại vào tài khoản.
Ở khu vực bình luận có một bình luận khá thú vị như này:
"Đúng là sự nghèo đói hạn chế trí tưởng tượng, có 100 triệu rồi mà vẫn nghĩ tới chuyện đi ăn mỳ, ăn Haidilao, ăn trứng xào cà chua."
Tôi nhớ tới một câu chuyện khá phổ biến như này:
Bỗng một ngày, hai người nông dân được sống một cuộc sống xa hoa như hoàng đế.
Một người nói: "Tôi nghĩ hoàng đế chắc chắn mỗi ngày đều ăn bánh bao ăn tới no thì thôi."
Người còn lại nói: "Không chỉ có vậy đâu, tôi nghĩ hoàng đế đi cuốc đất chắc phải dùng cái cuốc vàng."
Cái nghèo hạn chế trí tưởng tượng của chúng ta, thực ra, người có tiền so với cái mà chúng ta tưởng tượng, nó hoàn toàn khác xa.
Thời đại "tiêu dùng mang tính phô bày" sớm đã kết thúc, hiện tại, giới tinh hoa họ đang một chú trọng hơn tới "tiêu dùng vô hình".
03
Tác giả người Nhật Miura Atsushi trong cuốn "The Rise of Sharing: Fourth-stage Consumer Society in Japan" (Tạm dịch: Thời đại tiêu dùng thứ tư") đã chia thế giới kể từ năm 1912 thành bốn giai đoạn:
Giai đoạn đầu là giải quyết cơm ăn, áo mặc; giai đoạn thứ hai là nhấn mạnh đến sự quý giá của vật chất;
Giai đoạn thứ ba là sự hài lòng về mặt tâm lý; giai đoạn thứ tư nhấn mạnh sự sung túc về tinh thần.
Trong thời đại khan hiếm vật chất, cách để người giàu thể hiện sự giàu có của mình có thể là ăn những món ngon và mặc những bộ quần áo đắt tiền.
Sau khi vật chất khá giả một chút, giới nhà giàu thích thể hiện địa vị của mình bằng cách lái những chiếc xe sang phiên bản giới hạn và sắm những chiếc túi bạch kim xa xỉ.
Ngày nay, giới thượng lưu giàu có sớm đã rời xa kỷ nguyên "tiêu dùng mang tính phô bày" từ lâu.
Họ có thể đến cửa hàng tạp hóa nhỏ mà không cần quan tâm đến ánh mắt của người khác, họ cũng có thể mặc những chiếc áo phông có giá hàng chỉ vài trăm ngàn.
Thay vàọ đó, họ tiêu nhiều tiền hơn ở những nơi người khác không thể nhìn thấy.
Những nơi mà người khác không nhìn thấy đó là gì?
Chẳng hạn, những người giàu khi lên sân khấu để phát biểu, trông họ thường rất khí chất, nói tới đâu cuốn người nghe tới đó.
Những người ngồi dưới có thể không biết rằng cố vấn đào tạo giọng nói 1-1 mà họ thuê riêng có thể tính phí cao tới hàng trăm triệu đồng.
Chẳng hạn, những người giàu luôn có thể duy trì vẻ ngoài anh tuấn, vóc dáng ấn tượng, khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng mỗi ngày.
Những người khác sẽ không biết rằng huấn luyện viên Pilates do họ thuê riêng có giá ít nhất hàng triệu bạc mỗi tiết.
Lại chẳng hạn, con cái một người giàu có thể viết nhật ký bằng tiếng Anh khi 8 tuổi, đọc The Economist khi 9 tuổi và nói chuyện thoải mái về các dự án bảo vệ môi trường và phúc lợi công cộng trên thế giới khi 10 tuổi.
Những người khác không biết rằng những người giàu đã thuê riêng những gia sư có trình độ học vấn cao cho con cái của họ và sẵn sàng chi toàn bộ số tiền của họ cho giáo dục.
Chi tiền cho phát triển bản thân, nâng cao nhận thức bản thân, sức khỏe và giáo dục là cách để tầng lớp giàu có trong thời đại ngày nay phô trương sự giàu có của mình.
So với hàng hóa xa xỉ vô dụng, loại "tiêu dùng vô hình" này có thể làm cho cuộc sống hiệu quả hơn, và tiêu dùng có ý nghĩa hơn.
04Sử dụng nguyên tắc Dao cạo Ockham, thực hiện "phép trừ" cho cuộc sống
Dao cạo Ockham là một lý thuyết triết học nổi tiếng của nhà triết học người Anh, William xứ Ockham, đề cập đến: Nếu không cần thiết đừng tăng thêm thực thể.
Đừng lãng phí nhiều thứ, hãy làm những gì bạn có thể làm với ít thứ hơn.
Châu Nhuận Phát từng nói về bản thân như này:
"Tôi không thích mặc hàng hiệu trừ khi cần thiết, mình cảm thấy thoải mái là được rồi, không cần mặc cho người khác xem".
Vì vậy, anh thường đi dép xỏ ngón có giá 15 nhân dân tệ một đôi (khoảng 53 ngàn đồng), và thích đi xe buýt và tàu điện ngầm.
Zhang Yue, Chủ tịch Tập đoàn Yuanda (hay Broad Group là nhà sản xuất tư nhân của máy làm lạnh không hấp thụ điều hòa không khí trung tâm, chạy bằng khí tự nhiên và nhiệt thải ở Trung Quốc), từng thích tiêu tiền và sắm cho mình những món hàng xa xỉ:
Ở trong khách sạn tốt nhất, bữa tối phải ăn trong hai tiếng, và máy bay cũng phải là máy bay riêng.
Sau đó, anh cũng bị thuyết phục bởi quan niệm sống tối giản và thực hành lối sống này:
Quần áo chỉ giữ trong vòng 10 bộ, và không bao giờ lãng phí một hạt cơm hoặc một giọt canh trong khi ăn.
Ngày càng nhiều tầng lớp giàu có thích theo đuổi lối sống tối giản và không bị cám dỗ bởi những ham muốn vật chất.
Bởi lẽ họ biết rằng sau khi vứt bỏ một số thứ, họ sẽ có nhiều băng thông nhận thức hơn để làm những gì thực sự quan trọng đối với mình.
Đây không phải là chủ nghĩa "khổ hạnh", mà là một cách sống thực tế hơn, tiết kiệm, thân thiện với môi trường, thoải mái và hạnh phúc hơn.
Chỉ sau khi mạnh dạn vứt bỏ những ham muốn vật chất không cần thiết, chúng ta mới có thể cống hiến hết mình cho những điều giá trị hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
05Định hướng bản thân, để đạt được khát vọng
Bạn có biết những người giàu hàng đầu thức dậy lúc mấy giờ không?
Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook, thức dậy lúc 3:45 mỗi sáng.
Liu Chuanzhi, người sáng lập Lenovo, thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi sáng.
Wang Jianlin, chủ tịch của Wanda, thức dậy lúc 5:30 mỗi sáng.
Vị thần chứng khoán huyền thoại Buffett thức dậy lúc 6:45 mỗi sáng.
Họ không quan tâm việc ăn một bát mỳ vài chục ngàn có mất mặt hay không, bởi lẽ sự chú ý của họ hoàn toàn không tập trung tại đó.
Trong mắt họ đều là sự nghiệp, và họ sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc cho lý tưởng và hoài bão của riêng mình.
Barclays Wealth từng có một nghiên cứu rất nổi tiếng, và kết quả cho thấy:
"Các tỷ phú và nhiều triệu phú không có kế hoạch nghỉ hưu, họ dự định làm việc cả đời."
Ở giới tinh hoa thành công có một đặc điểm giống nhau như này: trông họ có vẻ như đang làm kinh doanh, nhưng thực ra họ đang hiện thực hóa các giá trị của bản thân.
Đối với họ, công việc là một kênh để nhận thức bản thân và là một phần quan trọng của cuộc sống.
Đó là niềm vui cấp cao với cảm giác thành tựu, là trò chơi vô hạn của họ.
Những người tự chủ, chủ động ở nơi làm việc đều không mang trong mình tâm lý của người lao động, mà là tâm lý của các ông chủ. Họ làm những việc để phát triển bản thân chứ không chỉ để kiếm tiền.
Tôn trọng những giá trị như vậy, chúng ta sẽ không kiểu "công ty trả bao nhiêu làm bấy nhiêu, có thể làm ít thì cứ làm ít thôi", mà thay vào đó, nỗ lực hết mình trong từng nhiệm vụ, nâng cao năng lực một cách nhanh chóng và khiến công ty phải chủ động cung cấp cho mình thu nhập cao hơn và điều kiện tốt hơn. Hoặc nếu không, bạn có thể đổi sang một công ty khác, và không phải lo lắng về việc không có công ty nào tuyển mình."
Những người không có giá trị quan này sẽ lãng phí sự chú ý của họ và bị thu hút bởi tất cả những thứ có giá trị thấp.
Russell từng nói "Hạnh phúc thực sự đến từ những công việc mang tính xây dựng".
Ngay cả khi chúng ta không giàu như những triệu phú, tỷ phú khác, chúng ta vẫn có thể sử dụng "tiêu dùng vô hình" để phát triển cá nhân, nhận thức bản thân, sức khỏe và cả giáo dục.
Mong rằng tất cả chúng ta đều sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự!