John D. Rockefeller là người đã sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy – Tập đoàn Standard Oil. Vào thời kỳ đỉnh cao, tỷ phú này độc quyền 80% ngành lọc dầu của Mỹ và 90% ngành kinh doanh đường ống dẫn dầu. Nhắc đến John Davison Rockefeller Sr. là nhắc đến sự giàu có tột bậc. Cũng bởi vậy mà ông “vua dầu mỏ” này được xem là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.

Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, tỷ phú Rockefeller còn là một người cha mẫu mực. Hiểu rõ tiền bạc không phải là thứ có thể giúp con cái có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa nên dù bận rộn, ông vẫn cố gắng dành thời gian để dạy con những bài học quý giá, giúp con hoàn thiện nhân cách và tâm hồn.

Những lời dặn dò của ông dành cho con trai đều cho thấy được tầm nhìn hơn người. Trong đó, lời dặn dò "kinh điển" nhất mà tỷ phú này gửi tới con trai nằm trong lá thư được viết vào ngày 19 tháng 7 năm 1897 của ông. Trong thư, thông qua câu chuyện của chính mình, tỷ phú Rockefeller nhắc nhở con trai về tầm quan trọng của suy nghĩ. Theo ông, suy nghĩ của mỗi người sẽ chi phối tư duy và hành động của người đó. Từ đó, nó cũng phần nào quyết định của sự thành bại của họ. Trong thư ông viết:

John thân mến,

Hôm nay cha đã có cuộc gặp gỡ với các sinh viên Đại học Chicago. Thật tuyệt vời khi được vây quanh bởi những người yêu quý mình và cha xem đây như một phần thưởng cho việc đã thành lập tổ chức này. 

Thành thật mà nói, trước khi quyết định đầu tư thành lập trường Đại học Chicago, cha chưa bao giờ mong đợi được đối xử như vậy. Ý định ban đầu của cha chỉ là truyền lại nền văn hóa tốt đẹp nhất, từ đó định hình và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau. Đây là khoản đầu tư khôn ngoan nhất trong cuộc đời cha.

Những người trẻ ở Đại học Chicago rất dễ thương. Họ có những tầm nhìn tươi sáng về tương lai và có động lực để hiện thực hóa những mục tiêu của mình. Một số sinh viên đã đến chỗ cha và nói rằng cha là hình mẫu của họ và họ thực lòng mong muốn có một lời khuyên đến từ cha.

Cha đã khuyên những “Rockefeller tương lai” rằng: Thành công không được đo bằng chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn hay hoàn cảnh gia đình của một người mà bằng “quy mô” ý nghĩ của người đó. Nói một cách dễ hiểu hơn, “độ lớn” suy nghĩ của chúng ta sẽ quyết định “độ lớn” thành tựu mà chúng ta sẽ đạt được. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải coi trọng bản thân, khắc phục điểm yếu lớn nhất là sự tự ti và coi thường chính mình. Chúng ta vĩ đại hơn chúng ta vẫn nghĩ, vì vậy hãy mở rộng suy nghĩ của mình và đừng bao giờ tự hạ thấp bản thân.

Tỷ phú Rockefeller dặn con: Sự giàu có và thành công của một người được quyết định bởi 1 thứ mà họ sở hữu nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 1.


Nói đến đây, tiếng vỗ tay chợt vang lên khiến cha vô không thể kiềm chế được mà nói tiếp: “Trong hàng ngàn năm, nhiều triết gia đã khuyên chúng ta phải hiểu chính mình. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ giải thích nó một cách đơn giản là hãy nhận ra những nhiều thiếu sót của bản thân để cải thiện. Thế nhưng, điều này đôi khi lại khiến nhiều người rơi vào hỗn loạn và cảm thấy mình vô giá trị. Đối với những người luôn mong muốn người khác công nhận và tôn trọng mình thì điều này thật tàn nhẫn. Bởi trên thực tế, cách những người khác nhìn họ cũng giống như họ nhìn nhận chính mình. 

Tất cả chúng ta đều nhận được cách đối xử theo kiểu “chúng ta nghĩ mình là ai thì thế giới sẽ đối xử lại với chúng ta thế ấy”. Những người cho rằng mình thua kém người khác thì dù năng lực thực tế của họ có tốt ra sao thì họ cũng ít khi đạt được thành tựu lớn. Đó là do suy nghĩ của họ có thể kiểm soát hành động của họ. Những người cho rằng mình “không quan trọng lắm” sẽ thực sự trở thành người “không quan trọng lắm”. 

Ngược lại, những người tin rằng mình có “khả năng gánh vác trách nhiệm” sẽ thực sự trở thành người “rất quan trọng”. Vì vậy, nếu muốn trở thành người quan trọng, trước tiên bạn phải thừa nhận với chính mình rằng “tôi thực sự quan trọng” và bạn phải thực sự cảm thấy như vậy trước khi người khác nghĩ như vậy.

Không ai có thể thoát khỏi nguyên tắc lý luận này: Cách bạn suy nghĩ sẽ quyết định cách bạn hành động và cách bạn hành động sẽ quyết định cách người khác nhìn nhận bạn. Cũng giống như kế hoạch thành công của chính bạn, việc giành được sự tôn trọng của người khác thực ra khá đơn giản. Trước tiên, bạn phải cảm thấy mình thực sự đáng được tôn trọng, và bạn càng tôn trọng bản thân thì người khác sẽ càng tôn trọng bạn.

Mỗi người trong chúng ta, dù sống ở đâu, dù vô danh hay nổi bật, dù già hay trẻ, đều có một mong muốn mãnh liệt trở thành một người quan trọng. Thế nhưng tại sao với nhiều người, điều đó mãi mãi chỉ là giấc mơ? Theo tôi, đó là do thái độ. Thái độ là sự cụ thể hóa từng suy nghĩ và yếu tố tinh thần của chúng ta, quyết định sự lựa chọn và hành động của chúng ta. Theo nghĩa này, thái độ vừa là người bạn tốt nhất, vừa là kẻ thù tồi tệ nhất của chúng ta.

Tỷ phú Rockefeller dặn con: Sự giàu có và thành công của một người được quyết định bởi 1 thứ mà họ sở hữu nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 2.


Tôi thừa nhận rằng chúng ta không thể điều khiển hướng gió, nhưng chúng ta có thể điều chỉnh cánh buồm – vì vậy hãy chọn thái độ của mình. Một khi bạn chọn thái độ coi trọng bản thân thì những suy nghĩ hèn nhát như “tôi là kẻ vô dụng, tôi chẳng là ai cả, tôi già nhất, tôi vô dụng” sẽ biến mất. Thay vào đó là sự hồi sinh của tâm hồn, những thay đổi tích cực trong cách suy nghĩ và hành vi. Từ đó chúng ta sẽ có được sự tự tin và đối mặt với mọi thứ với tâm lý “Tôi có thể! Và tôi sẽ làm được!”

Các bạn trẻ! Nếu ai trong số các bạn đã từng tự dối lòng mình thì hãy dừng lại đi, bởi những người không cảm thấy mình quan trọng đều là những người bình thường, khó làm nên việc lớn. Thay vì nhìn vào những yếu điểm đó, hãy tập trung vào điểm mạnh của mình và tự nhủ rằng mình giỏi hơn mình nghĩ.” 

John, con biết gì không? Chỉ trong mười phút chia sẻ những điều trên, cha đã nhận được tám tràng pháo tay. Thật không may, tiếng vỗ tay quá nhiều đã cản trở suy nghĩ của cha khiến việc chia sẻ bị gián đoạn. Thế nhưng cha vẫn rất vui vì những chia sẻ của mình có thể giúp người khác.

Trong suốt cuộc đời mình, "vua dầu mỏ" đã viết cho con trai tổng cộng 38 lá thư. Tất cả đều là những bài học cuộc sống quý báu mà bản thân ông đã trải qua và tự mình chiêm nghiệm. Những bài học này đều cho thấy được tầm nhìn hơn người của tỷ phú giàu nhất lịch sử nước Mỹ. Cũng nhờ vậy mà gia tộc của ông đã giàu sang đến tận 7 đời và chưa dừng lại ở đó.

(Theo Sohu)