Đây được xem là ví dụ điển hình nguy hiểm tính mạng mà nhiều người hiện nay vẫn đang làm như vậy. Đau, tự đoán bệnh, tự mua thuốc để điều trị tại nhà theo thói quen hoặc xuề xòa trong cách nghĩ về bệnh tật.
Gan và dạ dày nằm sát cạnh nhau trong ổ bụng. (Ảnh minh họa)
Trước thời điểm khám bệnh một năm, ông cảm thấy đau âm ỉ bên dưới ngực. Ông nghĩ rằng có thể là bệnh đau dạ dày nên đã tự mua thuốc đau dạ dày để uống.
Sau một thời gian, ông cảm thấy tình trạng sức khỏe càng ngày càng trầm trọng, ở bụng trên còn cảm thấy một khối gì đó nổi lên sờ thấy được.
Ông đã đến Bệnh viện để kiểm tra, khối u đó chính là tế bào ung thư gan rất lớn đang ở giai đoạn cuối.
Hồi nhỏ ông Hà đã từng kiểm tra và phát hiện bị viêm gan B nhưng do cơ thể khỏe mạnh bình thường nên ông cũng không thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.
Hiện bệnh đã quá nặng khi đang ở giai đoạn cuối nên không thể phẫu thuật mà chỉ còn cách điều trị bằng thuốc...
Các chuyên gia cho rằng, các triệu chứng ban đầu của bệnh gan thường không điển hình, vì vậy bệnh nhân thường chậm trễ thời gian phát hiện để điều trị.
Khám sức khỏe định kỳ là một phương tiện hiệu quả để phát hiện bệnh, các chuyên gia cho rằng một người bình thường nên được thực hiện kiểm tra gan mỗi năm một lần.
Những người mang virus viêm gan B, bệnh nhân xơ gan, nghiện rượu mãn tính... thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan, thậm chí khi không có triệu chứng, vẫn nên cẩn thận kiểm tra 3 tháng/lần.
Khi đau bụng, cần đi khám để biết bệnh chính xác bệnh thay vì tự điều trị. (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi không đơn giản là "đau dạ dày" như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng 37 % bệnh nhân bị bệnh gan ban đầu đều nhầm tưởng là đau dạ dày, dẫn đến tự điều trị sai cách kéo dài.
Các giáo sư ung thư hàng đầu cho biết, trong giai đoạn đầu của bệnh gan thường có các triệu chứng không điển hình, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, khó chịu ở bụng ... càng dễ dàng khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh dạ dày.
Bác sĩ cảnh báo, nếu có triệu chứng ở dạ dày bị nghi ngờ, người bệnh không nên tự uống thuốc, mà phải đến bệnh viện kiểm tra để xác định chẩn đoán. Đặc biệt tránh việc tự mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa được khám xét cẩn thận.
Đối với những bệnh nhân mang virus viêm gan B hoặc tiền sử bệnh đường mật càng nên cẩn thận.
Những bệnh nhân tự điều trị không đúng bệnh sẽ làm mất thời gian chữa dạ dày nhưng lại tạo điều kiện cho bệnh gan phát triển mạnh.
Nếu bị viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan thì thời gian điều trị nên bắt đầu càng sớm càng có cơ hội tốt để chạy chữa. Tránh tự điều trị làm bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.
3 thủ phạm lớn nhất của gan là virus, bệnh đường mật và gan nhiễm mỡ.
Theo thống kê lâm sàng, có khoảng 80% bệnh nhân ung thư gan có tiền sử là bệnh nhân viêm gan B hoặc mang virus viêm gan B.
Cách sinh bệnh bắt đầu từ việc bệnh nhân bị nhiễm virus , sau đó các virus tiếp tục phát triển nhân rộng lên, khiến cho gan mắc các bệnh mãn tính.
Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh mãn tính lại sinh ra xơ gan, rồi phát triển mạnh thành ung thư gan. Quá trình này diễn ra âm ỉ và kéo dài trong khoảng trên 10 năm.
Tiếp theo là các bệnh đường mật, chẳng hạn như sỏi ống mật và bệnh sán lá gan, có thể gây ung thư gan.
Mặc dù gan và túi mật về bản chất không liên quan đến nhau, nhưng khi có bệnh sẽ bị tác động với nhau, và cuối cùng có thể dẫn đến suy gan, gan mãn tính.
Ung thư gan nếu phát hiển sớm có thể cứu sống bệnh nhân. (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu mới nhất, tình trạng gan nhiễm mỡ cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư gan, tỉ lệ nguyên nhân này càng ngày càng tăng.
Gan nhiễm mỡ nặng là tiền đề của xơ gan, bước đệm cho bệnh ung thư gan nảy mầm.
Trong điều trị bệnh ung thư gan, cách tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc ghép gan thay thế và điều trị hỗn hợp mới mang lại kết quả.
Đây là cách điều trị tốt nhất để cứu sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh, thậm chí khỏi bệnh hoàn toàn nếu thực hiện đúng thời điểm và phẫu thuật thành công.
Sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân cũng vẫn phải tiếp tục theo dõi bệnh lâu dài thay vì nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh.
Để hạn chế tăng tỉ lệ bệnh nhân mắc ung thư gan, các chuyên gia khuyến cáo nên tập trung vào giải pháp phòng ngừa và phát hiện, khám sớm, điều trị sớm.
Các chuyên gia lưu ý thêm rằng, gan là bệnh hoàn toàn biết trước và có chu kỳ phát bệnh kéo dài. Bất kỳ ai cũng nên đi khám để có thể có cơ hội điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.
Ngay cả khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh, cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Người có triệu chứng bệnh gan, tốt nhất là đi kiểm tra từ 2-4 lần/năm để kiểm tra các yếu tố như chức năng gan, HBV DNA, AFP siêu gan B.