Lá lốt là loại thực phẩm dân dã nhưng tốt cho sức khỏe. Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, lá lốt cũng được coi là vị thuốc trong Y học cổ truyền. Vậy, uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không?
Tác dụng của lá lốt
Theo y học cổ truyền, lá lốt hơi cay, có vị nồng, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau, thường dùng để chữa đau nhức xương khớp, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt,... Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc và được dùng phổ biến trong nấu nướng. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng làm thuốc chữa bệnh, vậy cụ thể những tác dụng của lá lốt là gì và cách sử dụng ra sao.
Ngoài làm thuốc, lá lốt có thể sử dụng để ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị.
Thành phần dinh dưỡng
Trong 100g lá lốt có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, như:
- Năng lượng: 39 kcal, nước: 86,5g, protein: 4,3g, chất xơ: 2,5g,
- Canxi: 260mg, photpho: 980mg,
- Sắt: 4,1mg, vitamin C: 34mg
Rễ lá lốt chứa chất benzyl axetat, còn lá và thân chứa chất alkaloid và beta-caryophylen.
Uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không?
Theo các chuyên gia, nước lá lốt chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh không thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Những người đang mắc chứng bệnh táo bón, nhiệt miệng hay nóng bức trong người hạn chế uống nước lá lốt.
Như vậy, tuy lá lốt tốt cho sức khỏe nhưng không nên uống hàng ngày. Hãy cẩn thận trước khi dùng lá lốt để làm liều thuốc của mình.