Uống rượu ngâm tùy thích, nhiều người phải đền mạng
Ngày 17/4, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân Lộc Văn T (43 tuổi, ở Quảng Lạc, TP. Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng hôn mê, thở yếu. Trước vào viện 5 giờ, anh T và một người thân cùng uống rượu ngâm quả và cây thuốc phiện. Sau uống rượu, anh T thấy mệt mỏi, đau đầu nên đi ngủ.
Khoảng 30 phút sau người nhà phát hiện anh bất tỉnh, mạch đập yếu nên đã đưa đến Bệnh viện cấp cứu. Người còn lại do không được phát hiện kịp thời đã tử vong tại nhà. Lúc vào viện, anh T bị hôn mê, tim loạn nhịp, hơi thở yếu, huyết áp tụt, đe dọa tử vong. Bệnh nhân T được chẩn đoán ngộ độc cây thuốc phiện ngâm rượu.
Bệnh nhân T được chẩn đoán ngộ độc cây thuốc phiện ngâm rượu.
Mới đầu năm nay, nhiều người đã vô cùng bàng hoàng vì tin sản phụ tử vong sau nhiều lần uống rượu gừng để ấm bụng. Tiến sĩ Bùi Minh Trạng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết nữ bệnh nhân vào viện ngày 12/1 với chẩn đoán viêm gan cấp.
Cách nhập viện 10 ngày, bệnh nhân đột ngột thấy vàng mắt tăng dần, nước tiểu vàng sậm. Sau đó chị mệt mỏi, chán ăn, vàng da nhiều và đến bệnh viện khám. Chị mới sinh con hơn 2 tháng. Sau sinh mỗi ngày chị đều uống rượu gừng do gia đình tự ngâm với mục đích "làm ấm bụng". Bệnh nhân cuối cùng vẫn không thể qua khỏi.
Vào tháng 7 năm ngoái, Trung tâm Y tế huyện Quỳ Châu (Nghệ An) tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng toàn thân thâm tím, huyết áp không thể đo, tim ngừng đập, đồng tử hai bên giãn. Bác sĩ ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, 30 phút sau xác định bệnh nhân đã tử vong trước lúc tới viện.
Sau khi ăn cơm và uống chai rượu ngâm rễ cây rừng. 40 phút sau khi uống rượu, hai người bắt đầu thấy chóng mặt, đau đầu, rồi lịm dần.
Một người khác là hàng xóm, cùng uống rượu, cũng nhập viện trong tình trạng chóng mặt, đau đầu, kích thích vật vã. Sau khi sơ cứu, bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên, hiện đã qua nguy kịch. Gia đình cho biết tối hôm ấy 2 người ăn cơm và uống chai rượu ngâm rễ cây rừng. 40 phút sau khi uống rượu, hai người bắt đầu thấy chóng mặt, đau đầu, rồi lịm dần.
Uống rượu dù là loại nào cũng đều có tác dụng phụ, riêng rượu ngâm cần hết sức cẩn trọng
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), uống rượu dù là rượu tây hay rượu ta chỉ cần quá mức một chút đều không tốt cho sức khỏe. Mọi thứ đều cần có sự điều độ, rượu cũng vậy.
Uống rượu dù là rượu tây hay rượu ta chỉ cần quá mức một chút đều không tốt cho sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh
Nhiều người cho rằng uống rượu thuốc càng nhiều càng tốt cho sức khỏe. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi rượu thuốc, rượu ngâm cũng giống như thuốc, cần uống điều độ, không phải cứ càng uống nhiều thì càng tốt
Đối với rượu ngâm các loại lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính, rượu ngâm theo kinh nghiệm dân gian… cần hết sức cẩn trọng, tốt nhất không nên uống bởi khoong nắm rõ được nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng cũng như liều lượng hợp lý cho cơ địa, sức khỏe từng người.
"Đó là chưa kể nếu uống rượu ngâm thuốc phiện là trái pháp luật, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Uống rượu ngâm các bộ phận của cây thuốc phiện rồi bất chấp liều lượng rất dễ quá liều, dẫn đến ngộ độc, nặng hơn là tử vong", chuyên gia khuyến cáo.
Uống rượu ngâm các bộ phận của cây thuốc phiện rồi bất chấp liều lượng rất dễ quá liều, dẫn đến ngộ độc, nặng hơn là tử vong.
Uống rượu ngâm gừng cũng không an toàn hơn là mấy bởi lẽ gừng thực tế cũng là một loại thuốc chữa bệnh trong Đông y. Tự ý sử dụng, nhất là với phụ nữ sau sinh, cơ thể còn yếu sẽ khó tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, nếu muốn uống rượu ngâm tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y, chuyên gia Dinh dưỡng… trước khi quyết định ngâm gì, uống gì, bổ sung gì cho sức khỏe… tránh mua phải nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, tránh uống quá liều dẫn đến tiền mất tật mang.