Ướp gia vị là một khâu quan trọng, quyết định phần lớn hương vị của món ăn. Nhiều bà nội trợ vẫn nghĩ rằng ướp gia vị chỉ là công đoạn cho gia vị vào thực phẩm, trộn đều cho thấm rồi chế biến. Tuy nhiên, công đoạn này vẫn có những nguyên tắc quan trọng cần lưu ý, đặc biệt là về thời gian và trình tự các loại gia vị để món ăn có được hương vị "tuyệt đỉnh" nhất.

Vậy nêm gia vị để ướp thực phẩm như thế nào mới là đúng chuẩn? Bí quyết là bạn phải tuân thủ theo đúng trình tự: mặn, ngọt, thơm, cay.

Ướp gia vị theo trình tự chua, cay, mặn, ngọt như thế nào mới là chuẩn, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết nguyên tắc này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nếu không tuân thủ đúng trình tự ướp gia vị cho món ăn sẽ khiến thực phẩm không được thẩm thấu các loại gia vị một cách tốt nhất. Vậy nên các chị em nội trợ hãy luôn nhớ quy tắc "mặn - ngọt - thơm - cay" khi ướp thức ăn nhé.

- Thứ nhất: Vị mặn từ muối, hạt nêm. Bạn lưu ý nên hạn chế tẩm ướp bằng mắm mà chỉ nêm mắm khi món ăn đã chín, mềm, nếu không sẽ làm mất vitamin, axit amin và mùi vị của mắm. Còn đối với muối, bạn không nên dùng muối i-ốt để tẩm ướp lâu vì dễ làm thực phẩm bị ra nước.

- Thứ 2: Vị ngọt từ đường, mật ong, nước hàng, bột ngọt…

- Thứ 3: Mùi thơm từ hành, tỏi, rượu, mè… Bạn lưu ý không nên dùng tiêu khi tẩm ướp vì nhiệt độ cao không chỉ làm mất mùi thơm đặc trưng của tiêu mà còn có thể làm biến chất hạt tiêu không tốt cho sức khỏe, chỉ nên nêm tiêu khi món ăn đã chín và tắt bếp.

- Thứ 4: Vị cay từ ớt, sa tế…

Sau khi cho các loại gia vị cần thiết như đúng trình tự trên đây rồi, chị em có thể cho thêm các thành phần phụ không mùi như dầu ăn, trứng, bột mì…

Lưu ý thời gian tẩm ướp

Bên cạnh đó, bạn cũng phải lưu ý về thời gian tẩm ướp các loại thực phẩm. Bởi lẽ, tùy theo từng loại thực phẩm, cách chế biến mà thời gian ướp gia vị cũng khác nhau. Chỉ cần ướp đủ thời gian, gia vị sẽ thấm vào trong thực phẩm, giúp món ăn sẽ ngon hơn sau khi chế biến.

Ướp gia vị theo trình tự chua, cay, mặn, ngọt như thế nào mới là chuẩn, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết nguyên tắc này - Ảnh 2.

Dùng gia vị ra sao để giữ mùi và khử mùi thực phẩm?

Đối với những thực phẩm có chất tanh thì chất gia vị cay là sự lựa chọn tốt nhất. Còn đối với các món ăn như thịt gà, thịt vịt hay các loại rau thì tốt nhất không nên cho quá nhiều các loại gia vị khác nhau để giữ được mùi vị riêng đặc trưng của chúng.

Ướp gia vị theo trình tự chua, cay, mặn, ngọt như thế nào mới là chuẩn, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết nguyên tắc này - Ảnh 3.

Dùng gia vị theo thời tiết

Nếu vào mùa hè oi nóng, các chị em chỉ cần làm các món ăn thanh, nhẹ, mát dễ tiêu như luộc, hầm, nấu canh với vị chua chua. Tuyệt đối đừng cho quá nhiều gia vị cay vào món ăn ngày hè bởi khi ấy dù món ăn có ngon, hấp dẫn đến chừng nào đi chăng nữa thì cũng khó có thể khiến mọi người ngon miệng được. Khi tiết trời chuyển lạnh, các chị có thể thiên về các món cay, ngọt…

(Nguồn: Tổng hợp)