Thông thường, các nhà nghiên cứu cần trung bình khoảng 10-12 năm để phát triển một loại vắc xin hiệu quả và an toàn. Tại thời điểm diễn ra dịch COVID-19, đội ngũ này phải chạy đua để rút ngắn thời gian sản xuất ra vắc-xin, tuy nhiên tính an toàn vẫn được đặt lên trên hết.

Hiện nay, có hơn 100 loại vắc-xin Covid-19 đang ở giai đoạn phát triển tiền lâm sàng. Các loại vắc-xin tác động theo những cơ chế khác nhau để tạo ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

INFOGRAPHIC: So sánh vắc-xin Sputnik V với các vắc-xin khác - Ảnh 1.

Trong số các loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép trên đây, tháng 9/2021, Việt Nam đã sản xuất thành công lô vắc-xin Sputnik V đầu tiên.

Đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có 8 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, bao gồm: AstraZeneca, Gam-COVID-Vac (tên khác là Sputnik V), Vero Cell, Comirnaty (Pfizer/BioNTech), Spikevax (tên khác là Moderna), Janssen (Johnson & Johnson), Hayat-Vax và Abdala.

Trong số các loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép trên đây, tháng 9/2021, Việt Nam đã sản xuất thành công lô vắc-xin Sputnik V đầu tiên.

INFOGRAPHIC: So sánh vắc-xin Sputnik V với các vắc-xin khác - Ảnh 2.

Mặc dù có nhiều loại nhưng các loại vắc-xin này tập trung vào một số hướng phát triển chính, hay còn gọi là công nghệ vắc-xin. Theo đó, các loại vắc xin Covid-19 hiện tại đang được sản xuất theo 3 cơ chế:

Vắc-xin mRNA (Pfizer/BioNTech và Moderna): Vắc-xin mRNA là một loại vắc-xin mới, không giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm như các loại vắc-xin cổ điển. Thay vào đó, loại vắc-xin này "dạy" các tế bào của cơ thể con người cách tạo ra một loại protein - hoặc thậm chí chỉ là một phần của protein. Protein này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể, từ đó tạo kháng thể giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh khi nhiễm virus.

Vắc-xin bất hoạt (Vero Cell và Hayat-Vax): Trong vắc-xin này là những xác virus (virus đã bị làm chết, còn gọi là virus bất hoạt). Mặc dù virus đã chết nhưng kháng nguyên vẫn còn, khi nó được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch vẫn hoạt động tạo kháng thể kháng bệnh như bình thường.

Vắc-xin bất hoạt có chứa virus SARS-CoV-2 đã bị "làm chết" nên không thể gây bệnh và không thay đổi DNA của cơ thể.

Vắc-xin vector (Vắc-xin Sputnik V, Astrazeneca và Janssen (Johnson & Johnson): Vắc-xin vector sử dụng một phiên bản sửa đổi của virus (không có khả năng sao chép) và được thêm gen sinh sản protein gai của virus SARS-CoV-2. Khi cơ thể người được tiêm vắc xin, vector này sẽ xâm nhập vào tế bào và khiến nó tạo ra một protein đột biến. Ngay sau khi hệ thống miễn dịch nhận thấy protein này, nó bắt đầu sản xuất kháng thể và kích hoạt các phản ứng khác trong cơ thể. Kết quả là nếu sau đó cơ thể gặp phải virus SARS-CoV-2 thì cơ thể đã có kháng thể để tiêu diệt virus.

Bản thân vius vector là an toàn nên không thể khiến chúng ta mắc bệnh.