Thời gian là liều thuốc chữa lành mọi thứ.

Nói chuyện, hành sự và đối nhân xử thế đều cần sự tác động của thời gian.

Người ta dường như không cảm nhận được sự khác biệt giữa việc tận dụng ba phút và lãng phí ba phút. Nhưng theo thời gian, khoảng cách giữa người với người sẽ dần rộng ra chỉ vì điểm này.

Áp dụng “Quy tắc 3 phút”, thực hành từng bước để chào đón một phiên bản tốt hơn của chính bạn.

1. Khi nói, giữ lời ba phút trước khi thốt ra khỏi miệng

Bạn có bao giờ phát hiện ra rằng nhiều cuộc cãi vã, hiểu lầm trong cuộc sống đều do lời nói vội vàng gây ra không?

Không có ác ý, nhưng lời đó đã xúc phạm nhiều người chỉ vì nói mà không suy nghĩ. Vốn dĩ có ý tốt nhưng vì không diễn đạt đúng cách nên bị chê trách, làm tổn thương đối phương.

Mở miệng nói thì dễ nhưng giao tiếp tốt thì không đơn giản một chút nào.

Vận dụng "Quy tắc 3 phút" trong đối nhân xử thế để sống thông minh, tránh xa thị phi- Ảnh 1.

Triết gia người Hy Lạp cổ đại, Socrates nói: Trước khi nói, hãy sàng lọc. Suy nghĩ kỹ trước khi nói để không làm tổn thương người khác mà không hề hay biết.

Mở miệng chậm để rắc rối không tìm đến nhà gõ cửa. Khi cảm thấy muốn phán xét người khác hay đánh giá bất cứ điều gì, hãy dừng lại ba phút và tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự tỏ tường sự thật hay không.

Khi muốn tranh luận với ai đó, hãy dành ba phút để suy nghĩ về cách tốt hơn để thể hiện bản thân. Dành chút thời gian cho sự im lặng là sự lương thiện lớn nhất đối với bản thân và người khác.

2. Muốn làm gì, hãy bắt đầu trong ba phút

Trì hoãn được xem là căn bệnh mà nhiều người mắc phải. Đến phút cuối cùng, nếu kết quả không tốt thì lại tự an ủi: “Đó là do mình chưa dành đủ thời gian để chuẩn bị”.

Tâm lý học có một “quy tắc 3 phút” nổi tiếng.

Tốt nhất hãy làm những gì bạn muốn trong vòng 3 phút, nếu không bạn sẽ tiếp tục trì hoãn hoặc thậm chí bỏ cuộc.

Vì vậy, đừng sợ thất bại, cũng đừng trì hoãn vì nghĩ rằng sẽ không thành công, làm ngay điều mình nghĩ đến là lựa chọn tốt nhất, cũng là động lực giúp câu trả lời có xu hướng tích cực hơn.

Chỉ bằng cách bắt đầu gần như ngay lập tức, bạn mới có thể thoát khỏi sự trì hoãn, tránh cảm giác hối hận vì đã không làm ngay từ đầu. Thứ có thể đánh bại sự lạc lối và lo lắng luôn là hành động cụ thể.

Vận dụng "Quy tắc 3 phút" trong đối nhân xử thế để sống thông minh, tránh xa thị phi- Ảnh 2.

3. Khi tức giận, hãy bình tĩnh trong 3 phút

Có một câu chuyện thế này: Ngày xưa, có một người đàn ông vô tình nhặt được chiếc ấm trà quý giá và vô cùng yêu thích nó.

Không ngờ, một đêm nọ, ông trở mình trong lúc ngủ, vô tình làm đổ ấm trà, nắp ấm trà rơi xuống đất.

Sau khi tỉnh dậy, ông rất khó chịu, tưởng nắp đã mất, vậy thì còn cái bình có tác dụng gì nữa? Thế là ông đã ném nó ra ngoài cửa sổ.

Không ngờ, sau rạng đông, ông phát hiện nắp ấm rơi vào chiếc giày của mình, nhờ vậy mà không hề bị sứt mẻ.

Người đàn ông cảm thấy rất tiếc nuối, sau đó tưởng ấm trà đã mất rồi, giữ nắp lại có ích gì nên đã dẫm lên khiến nó vỡ thành từng mảnh.

Sau khi bước ra khỏi cửa, người đàn ông ngẩng đầu lên thì bất ngờ nhìn thấy chiếc ấm trà vứt đi đêm qua vẫn còn nguyên vẹn trên cành cây...

Người trưởng thành thật sự biết cách giải quyết mọi việc bằng cái đầu lạnh.

Do đó, khi cảm thấy bản thân đang mất kiểm soát, hãy thử hít thở sâu vài lần và đếm số. Hành sự bằng sự tỉnh táo cũng là đang chừa lại đường lui cho chính mình.

Người có sự chuẩn bị trước thì dễ được số phận ưu ái hơn. Đừng đánh giá thấp những phút giây đó, nó không chỉ thể hiện quan niệm về thời gian của một người mà còn phản ánh thái độ đối với cuộc sống.

Hầu hết những người làm mọi việc sớm ba phút đều có ý thức rõ ràng về thời gian và nguyên tắc. Làm việc với những người như vậy mang lại cho bạn cảm giác an tâm, đưa bạn đến gần hơn với thành công.