Có lần tôi nổi đóa la mắng con, bởi bé làm vỡ chiếc dĩa phale đựng hoa quả ở phòng khách. Tuy nhiên, sau đó tôi nghe chồng tôi nói “con nó vừa nói với anh là chỉ muốn giúp mẹ cất chiếc dĩa, không may làm vỡ”. Tôi cảm có lỗi với con.

Vì vậy từ đó tôi đã rút ra bốn cách dạy con không la mắng, vì tôi nghĩ nếu la mắng con hay xử phạt sẽ khiến trẻ sợ, từ đó bé không tự tin vào chính những hành động của mình.

Thứ nhất: Luôn cố gắng giữ bình tĩnh khi xử lý các vấn đề của con.

Ví dụ: Khi con cái nhõng nhẽo đòi mua đồ chơi, các mẹ hãy nói “Mẹ chưa nhận lương con ạ. Khi nào mẹ nhận lương mẹ sẽ mua món quà đó tặng con nhé!” điều này cho thấy bất kể mua một món đồ nào cũng là công sức dành dụm, làm việc của cha mẹ.

Hoặc “Mẹ sẽ mua món quà đó nếu con giành được điểm 10 trong tháng này.” Để các bé nhận ra rằng muốn nhận được một món quà nào cũng cần phải có sự cố gắng nỗ lực của bản thân.

Thứ hai: Tâm sự với con để biết được nguyên nhân là gì? Sau đó tìm cách xử lý, đừng nóng vội la mắng trẻ, bởi sau những lỗi lầm có thể là những mục đích tốt.

Thứ ba: Giáo dục con bằng những câu chuyện thực tế trong cuộc sống, những chia sẻ. Đặc biệt, hay quan sát con mình để hiểu được bé mong muốn điều gì?

Thứ tư: Tập cho con mình cách đọc sách, và tranh luận cùng con về những vấn đề phù hợp với lứa tuổi của bé.

Hãy dành thời gian lắng nghe những điều con muốn nói. Để tình cảm ngày càng thiết chặt hơn nhé các mẹ.

(Hải Vân, 40 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)