Một cuộc thăm khám tại văn phòng của bác sĩ hoặc bệnh viện thường được cho là cách tốt nhất giúp bạn khỏe lại nhanh chóng. Nhưng bạn có biết, các cơ sở chăm sóc sức khỏe thường vướng vào vấn đề nan giải: Lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Nhiễm trùng truyền từ người này sang người khác là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Hiện tại, nghiên cứu mới cho thấy một cách có thể bệnh truyền sang bệnh nhân mà chúng ta không thể ngờ trước đây. Theo phân tích 40 ống nghe khám bệnh được sử dụng trong bệnh viện, công cụ quan trọng của bác sĩ này thường chứa nhiều vi khuẩn, trong đó có một số chủng nguy hiểm nghiêm trọng.

Vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất của các bác sĩ nhưng khi khám bệnh thường bị bỏ qua - Ảnh 1.

Nhiễm trùng truyền từ người này sang người khác là vấn đề cần quan tâm hàng đầu.

Nghiên cứu, được công bố trong tuần này trong Kiểm soát nhiễm trùng & Dịch tễ bệnh viện, được thực hiện tại Đại học Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng trình tự phân tử để xác định cấu trúc vi khuẩn trên bề mặt của 20 ống nghe y tế có thể tái sử dụng và 20 ống nghe sử dụng một lần hiện đang được sử dụng trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện. Họ cũng phân tích 10 ống nghe y tế không sử dụng, để phục vụ như một nhóm kiểm soát trong nghiên cứu.

Tác giả chính của nhóm nghiên cứu, GS Ronald Collman (chuyên khoa Phổi, Dị ứng) cho biết, những gì họ tìm thấy thực sự có liên quan mặc dù không hoàn toàn bất ngờ. Theo nghiên cứu, tất cả 40 ống nghe đang sử dụng đều bị nhiễm bẩn đáng kể với một cộng đồng vi khuẩn phong phú và đa dạng. Hơn một nửa ống nghe có chứa Staphylococcus aureus, một loại vi trùng có thể gây nhiễm trùng tụ cầu khuẩn nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất của các bác sĩ nhưng khi khám bệnh thường bị bỏ qua - Ảnh 2.

Theo phân tích 40 ống nghe khám bệnh được sử dụng trong bệnh viện, công cụ quan trọng của bác sĩ này thường chứa nhiều vi khuẩn, trong đó có một số chủng nguy hiểm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trước khi bạn hoảng sợ, nghiên cứu cũng nhấn mạnh điều đó không có nghĩa là mọi bệnh nhân sử dụng ống nghe khám bệnh tiếp xúc vào cơ thể đều sẽ bị bao phủ cả ổ vi khuẩn lên người. Tất cả phụ thuộc vào cách sử dụng các dụng cụ và cách chúng được làm sạch giữa các lần sử dụng. (Các nhà nghiên cứu cũng không thể xác định được vi khuẩn trên ống nghe còn sống hay đã chết hay nếu ống nghe trong nghiên cứu đã từng làm cho bệnh nhân bị bệnh, vì vậy họ có thể nói rằng các thiết bị này đã truyền bệnh cho bệnh nhân).

Nghiên cứu chính là lời cảnh tỉnh cần xem xét các phương pháp để khử trùng ống nghe khám bệnh giữa những lần sử dụng. Chúng ta thường dùng khăn lau, tăm bông hoặc hydro peroxide để lau ống nghe. Tuy nhiên không có phương pháp nào trong số các phương pháp này có thể loại bỏ được vi khuẩn tốt nhất theo tiêu chuẩn đạt mức không có mầm bệnh.

Vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất của các bác sĩ nhưng khi khám bệnh thường bị bỏ qua - Ảnh 3.

Hơn một nửa ống nghe có chứa Staphylococcus aureus, một loại vi trùng có thể gây nhiễm trùng tụ cầu khuẩn nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Bác sĩ Collman nói rằng điều quan trọng là mọi người không nên hoảng sợ về tin tức này và đây cũng không phải là lý do để trốn tránh bác sĩ hoặc bệnh viện. Nhưng đây là lời nhắc nhở hữu ích rằng các tiêu chuẩn khử trùng và kiểm soát nhiễm trùng thích hợp là rất quan trọng, và nên được thi hành tại mọi cơ sở.

Ông cũng chỉ ra rằng khi các bệnh nhân trong bệnh viện bị nhiễm trùng có thể lây sang người khác, thì các bác sĩ thường sử dụng ống nghe sử dụng một lần ở trong phòng bệnh nhân và ném ra ngoài sau khi bệnh nhân được xuất viện. "Nói chung, chúng tôi biết rằng, một trong những cách tốt để ngăn chặn nó lây lan", vị chuyên gia này cho hay.

Ông cũng cho biết thêm, bệnh nhân không nên cảm thấy ngại ngùng khi tìm hiểu về các chính sách của cơ sở và những nỗ lực của họ để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Giống như bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc y tá đã rửa tay sạch sẽ chưa, bạn cũng có thể hỏi xem ống nghe họ sử dụng có sạch không. Nó rất quan trọng đối với các bệnh nhân là thành viên tích cực của nhóm chăm sóc sức khỏe chính bản thân mình nên luôn hợp lý để hỏi trước.

(Nguồn: Health)