Cứ hễ nhắc đến việc “Già rồi thì nên dựa vào đâu?”, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến con cái của mình, gửi gắm hạnh phúc tuổi xế chiều vào chính những đứa con do mình nuôi dạy khôn lớn.

Thế nhưng thực tế nào có dễ dàng như vậy!

Khi đã có tuổi, kinh qua nhiều thăng trầm bể dâu, nhân tình thế thái, tình người nóng lạnh, mới nhận ra thế nào là: Dựa núi, núi đổ; theo nước, nước chảy.

Thật vậy! Những thứ bạn cho là không thể thay đổi, nhưng lại mỏng manh như tờ giấy. Đặc biệt là khi tuổi đời ngày một tăng dần, năm tháng về già phải biết dựa vào ai?

Có người nói: “Thì có con cái chăm sóc, nuôi con khôn lớn để làm gì?”. Nhưng bệnh nặng và già yếu nằm mãi trên giường, con cái có thể chăm sóc ta từ đầu đến cuối thật sự không nhiều đến vậy. Nếu được con tận tình báo hiếu, nhắm mắt xuôi tay trong thảnh thơi, quả thật là phúc phần đáng quý.

Cũng có người nói: “Thì để chồng/vợ mình đỡ đần, chăm sóc”. Nhưng lúc này đôi bên đều đã già, liệu có thể cùng đồng hành đến giây phút cuối cùng?

Về già nằm một chỗ trên giường mới tỉnh ngộ: Điểm tựa không phải bạn đời hay con cái, mà là 2 thứ này!- Ảnh 1.

Nhà văn nổi tiếng người Trung Quốc, Lý Tiện Lâm

Giống như nhà văn nổi tiếng người Trung Quốc, Lý Tiện Lâm từng nói: “Sống ở đời, mỗi người đều là khách đi đường cô độc. Nhân gian có nghìn vạn cảnh vật, khổ có sướng, vui có buồn, chìm rồi lại nổi. Ngoài việc tự mình kinh qua, chẳng người nào có thể tương trợ”.

Mỗi người một cuộc sống. Sống mà cứ chờ người khác đến giúp đỡ mình thì không thể nắm lấy phần chủ động trong cuộc đời. Thói quen và tư tưởng này chỉ có thể khiến một người bị dồn vào thế bí, để người khác quyết định hạnh phúc của bản thân.

Về già có thể nhờ vả con cái, nhưng nếu không được thì phải làm gì? Cách giải quyết lý tưởng nhất là phải chuẩn bị ngay từ bây giờ, để đến khi tuổi già ập đến, ít nhiều cũng có thể tự lập, tự chủ trong cuộc sống.

Đối với vấn đề này, nhà văn Lý Tiện Lâm cũng đã nói: Người già đi, nằm trên giường mới tỉnh ngộ. Núi non vững chắc để dựa vào ở tuổi xế chiều không phải là bạn đời, cũng không phải là con cái, mà là hai thứ này.

1. Sức khỏe là “kim bài” của cuộc sống

Trong cuốn sách “Lòng yên chính là chốn về” (tạm dịch) của Lý Tiện Lâm có viết: Thế gian đầy rẫy sóng ngầm và khúc mắc, nhân quả vô thường. Chỉ khi có thể làm được “tận sức hành sự và thuận theo tự nhiên”, một người mới giữ được sự cân bằng trong trái tim.

Về già nằm một chỗ trên giường mới tỉnh ngộ: Điểm tựa không phải bạn đời hay con cái, mà là 2 thứ này!- Ảnh 2.

Trạng thái lý tưởng nhất của tuổi già không gì hơn ngoài việc sở hữu cơ thể khỏe mạnh. Sức khỏe là nền tảng của mọi thứ. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy nhìn nhận lại bản thân, rèn luyện những thói quen tốt, buông bỏ những gì chưa hay, nếu không khi ngã quỵ, có hối hận cũng đã muộn.

Thử nghĩ xem, thanh xuân nhiệt huyết, làm việc/ăn chơi quên ăn quên ngủ, kiếm được rất nhiều tiền. Tuổi già tưởng sẽ an nhàn, nào ngờ bệnh tật triền miên, tiền nhiều đến mấy cũng không thể tận hưởng. Đây chính là nhân quả vô thường trong cuộc sống.

Do đó, hãy chăm sóc bản thân thật tốt, để về già ít làm phiền đến con cháu. Đủ đầy sức khỏe để đi những nơi mình muốn, làm chuyện mình thích, ung dung tận hưởng hạnh phúc.

2. Tiền trong tay là sự an toàn vững chắc

Lý Tiện Lâm từng nói: Khi may mắn gõ cửa, tiền đầy túi, chơi thứ này một ít, thử chuyện này một chút. Vung tiền như nước, mơ hồ mù mịt… Đến khi chui vào hũ tro cốt, cũng chẳng thể hiểu được vì sao mình lại sống như vậy.

Tiền bạc mặc dù không phải vạn năng, nhưng nếu không có tiền thì mọi thứ đều không thể. Con người ta khi già rồi, khó tránh khỏi đau ốm bệnh tật. Chỉ cần sở hữu khoản tích lũy trong tay, cuộc sống lúc này mới có điểm sáng. Cũng không cần phải cúi đầu hay phiền hà trước con cái.

Vì vậy, ngay từ thời trẻ, hãy nỗ lực kiếm tiền, đồng thời cũng phải biết tiết kiệm. Giữ lại cho mình “tiền cứu mạng”, mới có thể ứng phó được những tình huống bất ngờ.