Beverley Allitt còn được biết đến với biệt danh "y tá tử thần" là một trong những kẻ giết người hàng loạt khét tiếng nhất nước Anh. Vào năm 1991, khi làm y tá tại Bệnh viện Grantham và Kesteven ở Lincolnshire, Anh, cô ta đã thực hiện một loạt tội ác kinh hoàng đối với những đứa trẻ được đặt dưới sự chăm sóc của mình.
Thái độ bình tĩnh đến lạ thường
Sau sự ra đi liên tiếp của những đứa trẻ vô tội, tháng 11/1991, Beverley Allitt mới chính thức bị buộc tội. Trong phòng thẩm vấn, cô ta lại tỏ ra bình tĩnh và kiềm chế đến lạ thường đồng thời luôn miệng phủ nhận các cáo buộc liên quan đến vụ việc của phía cảnh sát.
Beverley khẳng định cô chỉ chăm sóc cho các nạn nhân. Tuy nhiên, trong quá trình khám xét nơi ở của nữ y tá này, cảnh sát đã thu giữ được các phần của nhật ký điều dưỡng bị mất. Kiểm tra lý lịch của cảnh sát cho thấy cô ta mắc chứng rối loạn nhân cách nghiêm trọng.
Beverley Allitt sinh năm 1968 và đã bộc lộ một số hành động đáng lo ngại ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt là việc cô luôn dùng gạc băng bó khắp các vị trí ở tay hoặc chân để thu hút sự chú ý của mọi người nhưng lại không cho ai kiểm tra vết thương của mình.
Ở tuổi vị thành niên, Beverley mắc chứng béo phì và thường xuyên tỏ ra hung hăng với người khác. Thậm chí, cô còn tưởng tượng ra đủ loại bệnh tật và yêu cầu đến bệnh viện để được chăm sóc ý tế. Cũng trong thời gian nay, cô đã cắt bỏ ruột thừa hoàn toàn khỏe mạnh của mình.
Dựa trên những hành vi của Beverley ở tuổi vị thành niên, các chuyên gia nhận định rằng đây dường như là điển hình của hội chứng Munchausen (chỉ những người giả vờ ốm đau để được chăm sóc y tế). Khi không thể nhận được phản ứng mong muốn ở những người xung quanh, cô ta bắt đầu làm hại người khác để thỏa mãn mong muốn được chú ý.
Ngay cả khi theo học nghề y tá, Beverley cùng luôn bộc lộ những hành vi kỳ quặc như bôi phân lên tường trong một viện dưỡng lão nơi cô được đào tạo. Bạn trai của Beverley cũng tố cáo cô ta hung hăng, lừa đảo, mang thai giả trước khi kết thúc mối quan hệ.
Đến năm 1991, Beverley được nhận vào làm tại Bệnh viện Grantham & Kesteven vì thiếu nhân sự theo dạng lao động hợp đồng 6 tháng và được phân đến làm việc tại Khoa nhi của bệnh viện. Tại đây chỉ có hai y tá được huấn luyện vào ca ngày và một y tá vào ban đêm do đó hành vi bạo lực, tìm kiếm sự chú ý của cô ta không bị phát hiện.
Bản án cuối cùng
Beverley Allitt sau đó bị buộc tội 4 tội danh giết người, 11 tội danh cố ý giết người và 11 tội danh gây tổn thương cơ thể. Bằng chứng về các chỉ số insulin và kali cao ở mỗi nạn nhân, cũng như vết tiêm và đâm ma túy liên quan đến cô ta đều được làm rõ. Beverley bị cáo buộc đã cắt đứt lượng oxy của nạn nhân, bằng cách thổi ngạt hoặc giả mạo máy móc.
Quá trình xét xử và kết tội Beverley kéo dài gần 2 tháng do cô ta liên tục lấy lý do bệnh tật để trì hoãn các phiên tòa. Đến ngày 23/5/1993, "nữ y tá tử thần" chính thức bị kết án 13 án chung thân cho tội giết người và cố gắng giết người.
Tuy nhiên, thay vì phải thụ án trong tù, Beverley bị giam giữ tại Bệnh viện Rampton Secure ở Nottingham. Đây là một cơ sở an ninh, chủ yếu được sử dụng để giam giữ những người phạm tội theo Đạo luật Sức khỏe Tâm thần. Beverley lại bắt đầu hành vi tìm kiếm sự chú ý bằng cách nuốt thủy tinh mài và đổ nước sôi lên tay.
Bộ Nội vụ Anh sau đó đã đưa Beverley vào danh sách những tội phạm không bao giờ đủ điều kiện để được ân xá. Vào tháng 8/2006, cô ta từng nộp đơn xin xem xét lại bản án nhưng chưa được chấp nhận. Đến nay Beverley vẫn thụ án chung thân ở Bệnh viện Rampton Secure.
Theo The Sun và Murderpedia