Bà xã tôi bị loãng xương nặng. Bác sĩ điều trị dặn tránh động tác nặng. Thưa bác sĩ, bệnh của bà xã có cần phải kiêng chuyện vợ chồng không?
T.Minh (TP.HCM)
- Biến chứng nguy hiểm của loãng xương là gãy xương. Trường hợp nặng, xương xốp giòn đến độ đụng đâu gãy đó, thậm chí với một cú... hắt hơi. Tùy mức độ, tiền sử gãy xương, hiệu quả điều trị mà loãng xương có “chống chỉ định” với chăn gối hay không.
T.Minh (TP.HCM)
- Biến chứng nguy hiểm của loãng xương là gãy xương. Trường hợp nặng, xương xốp giòn đến độ đụng đâu gãy đó, thậm chí với một cú... hắt hơi. Tùy mức độ, tiền sử gãy xương, hiệu quả điều trị mà loãng xương có “chống chỉ định” với chăn gối hay không.
Vì sao người xốp xương cần nhẹ nhàng với chuyện ấy? Dễ hiểu mọi thứ từ tư thế, động tác, thậm chí trọng lượng lang quân đều có thể đưa bà xã vào viện bó bột. Những vị trí “oan gia” là cột sống, cổ xương đùi, xương đùi, đầu xương đòn gánh, cổ xương cánh tay...
Rủi có may, sự thụ động hóa ra là “cái khiên” giúp các bà nấp vào tránh rủi ro. Tuy vậy, cẩn tắc vô ưu, các bà nên ngoéo tay với lang quân “chương trình hành động” trước như tránh ngồi chống tay, độn gối cao dưới lưng hay dưới cổ, cong lưng quá trớn và chuyển vị trí đột ngột...
Hay nhất là chọn một tư thế an toàn làm nền rồi thêm thắt cho phong phú.
Hạn chế thử nghiệm mới hoặc mang tính đột phá.
Nói chung, nếu có kiểm soát thì chăn gối vẫn xuôi chèo mát mái với người loãng xương nặng, đừng quá lo lắng kẻo cuộc vui “gãy” trước khi xương gãy.
BS. Đỗ Minh Tuấn
Theo Tuổi Trẻ
Theo Tuổi Trẻ