Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup được xem là sự kiện thể thao lớn nhất toàn cầu, thậm chí thu hút số người xem còn nhiều hơn cả Thế vận hội Olympic. Trận đấu sắp được tổ chức tại Qatar dự kiến sẽ có tới hơn 5 tỷ lượt xem trên khắp thế giới, với hơn 1 triệu người xem trực tiếp tại sân vận động.
Ban đầu, World Cup 2022 dự định diễn ra vào mùa hè (tức tháng 6 và tháng 7 theo thông lệ). Song ngày 20/3/2018, Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) chính thức đưa ra quyết định dời giải đấu sang mùa đông (lần đầu tiên trong lịch sử các vòng chung kết World Cup).
Giải đấu sẽ diễn ra từ ngày 20/11/2022. Trận chung kết diễn ra vào ngày 18/12/2022, trùng với ngày quốc khánh của Qatar. Vòng chung kết giải chỉ diễn ra trong 29 ngày thay vì 32 ngày như các giải đấu trước đây.
Vậy vì sao FIFA lại quyết định thay đổi thời gian tổ chức World Cup từ mùa hè sang mùa đông?
Đáp án rất đơn giản, nguyên nhân có liên quan đến thời tiết ở Qatar. Nếu không thay đổi thời gian tổ chức, giải đấu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe (thậm chí là tính mạng) của các cầu thủ cũng như các cổ động viên.
Qatar nằm ở bán đảo Ả Rập, phía Đông Bắc châu Phi, quanh năm bị ảnh hưởng bởi áp cao Iran - Ả Rập Xê Út (có tính chất gần giống với áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương), là vùng có khí hậu sa mạc điển hình.
Chúng ta đều biết rằng vùng xích đạo nhận được bức xạ mặt trời mạnh nhất trên toàn bộ trái đất. Song vùng xích đạo không phải là nơi nóng nhất trên thế giới. Nơi nóng nhất và khô cằn nhất trên thế giới nằm trong vành đai áp cao cận nhiệt đới ở vĩ độ 15-30° Bắc và Nam.
Điều này là do bầu khí quyển của xích đạo giãn nở lên cao do bị đốt nóng bởi bức xạ mặt trời hơi nước ngưng tụ thành mưa. Sau đó, phần không khí này di chuyển về phía các cực và hạ xuống gần vĩ độ 15-30° Bắc và Nam. Sự nóng lên do nén nhiệt, gây ra nắng nóng dai dẳng trong khu vực bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, vành đai áp cao cận nhiệt đới cũng chịu ảnh hưởng của địa hình, bị cao nguyên Thanh Tạng và dãy núi Cordillera cắt thành 3 phần trên thế giới: áp cao cận nhiệt đới Đại Tây Dương, áp cao cận nhiệt đới Bắc Phi-Iran và áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương.
Ví dụ, áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương chỉ thỉnh thoảng ảnh hưởng đến Trung Quốc vào mùa hè và mùa thu, gây nắng nóng. Qatar bị áp cao cận nhiệt đới Bắc Phi-Iran ảnh hưởng quanh năm.
Doha (thủ đô của Qatar) có nhiệt độ cao trung bình hàng ngày là hơn 40°C vào tháng 8, hơn 41°C vào tháng 7, cao hơn so với Trùng Khánh (Trung Quốc) hứng chịu đợt nắng nóng khủng khiếp ở mức 40,2°C trong năm nay. Điều này có nghĩa là mỗi ngày trong tháng 7-8 ở Doha hầu như đều nằm ở mức hơn 40°C, có ngày lên đến 44-45°C, thậm chí là 50°C.
Mặc dù các vận động viên có sức khỏe dẻo dai và bền bỉ, nhưng nếu hoạt động dưới cái nắng đổ lửa này thì trường hợp ngã quỵ vì say nắng xảy ra sẽ rất cao. Nếu như thi đấu ngoài trời, phần lớn họ sẽ ngã quỵ vì say nắng. Một giải đấu thế giới sẽ trở thành thảm họa nếu điều không may liên quan đến tính mạng con người ập đến.
Đương nhiên, Qatar giàu có và có khả năng tính toán được những điều này. Do đó, để ngăn chặn tình huống xấu, họ đã lắp ráp và tu sửa thêm 7 sân vận động khép kín có máy điều hòa.
Tuy nhiên, ngay cả khi có sân điều hòa thì việc di chuyển đến địa điểm thi đấu trong thời tiết hơn 40 độ sẽ ảnh hưởng nhất định đến thể trạng của các cầu thủ và cả khán giả.
Tháng 11/2022, nhiệt độ trung bình ở Qatar dao động khoảng 37-38°C là chuyện bình thường. Ví dụ cụ thể, ngày 12/11, hầu hết Qatar ở mức trên 36°C.
Điều đáng mừng là Qatar sẽ chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh. Đến cuối tháng 11, nhiệt độ tối đa trong ngày sẽ giảm xuống khoảng 25-30°C, thích hợp cho các vận động viên thi đấu.
Vì vậy, cuối cùng FIFA đã quyết định tổ chức World Cup vào tháng 11-12. Cho dù thời tiết lúc này có thể trên 30°C nhưng sẽ tốt hơn nhiều so với tháng 7-8 (thời tiết ở Qatar không phân mùa hè và mùa đông).
Nguồn: Zhihu